Cách Chống Thấm Dột Trần Nhà Hiệu Quả, Tiết Kiệm Nhất

Bước vào mùa mưa là thời điểm các vấn đề và giải pháp chống thấm dột trần nhà được quan tâm hơn bao giờ hết. Thay vì dột đến đâu chống thấm dột đến đó, chúng ta hoàn toàn có thể nhận biết trước những dấu hiệu và nguyên nhân gây ra tình trạng thấm dột. Từ đó có các phương pháp chống thấm dột trần nhà hiệu quả. Để tình trạng thấm dột trần nhà không trở nên nghiêm trọng và khó xử lý về sau.

Dấu hiệu trần nhà bị thấm dột

Những dấu hiệu trần nhà bị thấm dột thông thường rất dễ nhận biết bằng mắt thường. Dấu hiệu đầu tiên cảnh báo trần nhà có thể bị thấm dột là xuất hiện những vết rạn, vết nứt chân chim. Khi trời có mưa lớn ở các vết rạn xuất hiện nước đọng thành giọt và nhỏ giọt xuống sàn nhà.

Bên cạnh đó bạn có thể nhận biết qua hiện tượng vùng sơn trên trần nhà đột nhiên trở nên thẫm màu, ẩm hơn các khu vực khác. Đó chính là những dấu hiệu đầu tiên cảnh báo trần nhà bị thấm dột.

Dấu hiệu trần nhà bị thấm dột
Dấu hiệu trần nhà bị thấm dột

Sau khi phát hiện dấu hiệu trần nhà bị thấm dột, cần xác định chính xác nguyên nhân từ đó mới áp dụng các cách chống thấm dột trần nhà hiệu quả. Hạn chế tình trạng thấm dột tái lại hoặc trở nên nặng hơn.

Nguyên nhân gây dột trần nhà

Nguyên nhân gây thấm dột trần nhà có thể được xác định là một trong 3 nguyên nhân chính sau đây:

Sàn mái nhà bê tông bị rạn nứt 

Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng thấm dột trần mái nhà. Sự chênh lệch nhiệt độ dẫn đến hiện tượng bê tông co ngót, dãn nở. Quá trình này xảy ra lâu dài sẽ gây ra các vết nứt. Khi trời mưa nước sẽ theo các vết nứt chảy xuống gây ra tình trạng thấm, dột.

Thấm nước từ sàn nhà vệ sinh

Nguyên nhân này thường xảy ra với các công trình nhà ở cao tầng. Sàn nhà vệ sinh bên trên thường xuyên đọng nước, lâu dần nước sẽ theo các mạch vữa, gạch thấm xuống dưới gây ra tình trạng thấm dột.

Nguyên nhân gây dột trần nhà
Nguyên nhân gây dột trần nhà

Lỗi thi công, vật liệu kém chất lượng 

Đây là nguyên nhân xuất phát từ ngày đầu thi công, do đơn vị thi công làm việc kém chuyên nghiệp, ăn bớt nguyên vật liệu hoặc vật liệu kém chất lượng. Thép đan sàn đổ mái thi công kém chất lượng, kỹ thuật chống thấm chưa đạt yêu cầu…

Vì sao cần phải chống thấm dột mái nhà

Sàn nhà thấm dột không chỉ tạo ra những vết loang lổ mất thẩm mỹ mà còn gây rất nhiều hệ lụy:

  • Gây ra tình trạng bong tróc sơn, ẩm tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển, tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp, ảnh hưởng đến sức khoẻ.
  • Tình trạng thấm dột nếu không xử lý triệt để, về lâu dài sẽ gây ra thấm dột ẩm mốc cục bộ. Dễ gây ra tình trạng chập cháy điện.
  • Gây ảnh hưởng đến cấu trúc, thiết kế của căn nhà. Giảm thời gian sử dụng của công trình nhà ở.
Vì sao cần phải chống thấm dột mái nhà
Vì sao cần phải chống thấm dột mái nhà

Sau khi đã xác định được dấu hiệu, nguyên nhân chính xác gây ra hiện tượng thấm dột. Quý khách có thể tham khảo các cách chống thấm dột mái nhà hiệu quả sau được Thanh Bình bật mí trong nội dung tiếp theo của bài viết.

Các cách chống thấm dột trần nhà hiệu quả nhất

Có rất nhiều giải pháp chống thấm dột trần nhà, tuy nhiên sau đây chúng tôi chỉ xin được giới thiệu đến quý khách những cách đơn giản, được áp dụng rộng rãi và đem lại hiệu quả cao.

Trạm bít vết nứt trên sàn mái nhà

Đây là phương pháp chống thấm dột trần mái do các vết nứt trên sàn mái nhà bê tông. Đối với phương pháp này sử dụng hỗn hợp cát, xi măng chống thấm với độ dày 1cm trạm bít các vết nứt.

Hoặc sử dụng những tấm tôn mỏng che lại các vết nứt để nước không hắt trực tiếp, thấm vào vết nứt khiến tình trạng thấm dột nghiêm trọng hơn.

Trạm bít vết nứt trên sàn mái nhà
Trạm bít vết nứt trên sàn mái nhà

Ngoài ra có thể sử dụng sợi thuỷ tinh và keo chống thấm bít lại các vết nứt. Sau đó quét lại sơn như ban đầu.

Chống thấm dột trần nhà bằng cách sử dụng nhựa đường

Nhựa đường là một chất bán rắn có thành phần chính là bitum. Nhựa đường cũng là một trong những vật liệu chống thấm dột trần nhà, mái nhà hiệu quả.

Trước khi thực hiện, bạn cần vệ sinh sạch sẽ đất cát dính trên bề mặt khu vực muốn xử lý thấm dột. Sau đó lót một lớp primer gốc nhựa đường và chờ cho lớp primer khô lại. Cuối cùng bạn dải nhựa đường lên trên.

Trong trường hợp bạn muốn xử lý chống thấm dột mái ngói bằng các tấm dán nhựa đường thì cần lưu ý kỹ thuật dán. Các miếng dán thẳng hàng, không cuốn nếp. Các vạt liền kề của tấm sau chồng lên tấm trước khoảng 10cm. Tại các điểm giao với tường nên dán chồng 15cm để nước đọng không thể thấm ngược vào trong tường.

Chống thấm dột trần nhà bằng màng chống thấm tự dính

Màng chống thấm tự dính một mặt được bảo vệ bằng màng silicon, mặt còn lại được phủ một lớp màng nhựa có khả năng chịu nhiệt cao được gọi là HDPE. Có khả năng bám dính cao trên cả bề mặt nằm ngang và thẳng đứng với tính kháng nước cực cao.

Chống thấm dột trần nhà bằng màng chống thấm tự dính
Chống thấm dột trần nhà bằng màng chống thấm tự dính

Màng chống thấm tự dính thi công tốt nhất là ở nhiệt độ từ 4 – 45 độ C. Trước khi xử lý chống thấm dột trần nhà bằng màng chống thấm tự dính cần xử lý làm sạch và làm phẳng bề mặt vị trí chống thấm. Xử lý làm phẳng nếu bề mặt lồi lõm.

Sau đó sử dụng lớp sơn lót polyprime SB (sơn lót gốc dung môi) sơn lên bề mặt vị trí cần xử lý chống thấm. Khi nhận thấy lớp sơn lót đã khô thực hiện dán màng chống thấm tự dính. Bóc lớp vỏ silicon và dán theo trình tự từ vị trí thấp đến vị trí cao. Mép của cuộn sau chồng lên cuộn trước khoảng 1cm.

Chống thấm dột mái nhà bằng cách sử dụng màng chống thấm khò nhiệt

Màng chống thấm khò nhiệt được sản xuất từ hỗn hợp bitum và hợp chất polymers APP. Sau đó sử dụng tác động nhiệt, khò màng nóng chảy tạo sự kết dính.

Màng chống thấm khò nhiệt có khả năng chịu nhiệt tốt, chống thấm và chống áp lực thấm hơi tốt. Khả chịu chịu tác động lực cao, thích ứng tốt với các loại địa hình. Thân thiện với môi trường và an toàn với sức khỏe của người sử dụng.

Cách thi công chống thấm dột mái nhà bằng màng chống thấm khò nhiệt tương tự như màng chống thấm tự dính. Sau khi hoàn thành bước dán chồng mép tiến hành khò nóng chảy tấm màng bằng đèn khò khí ga hoặc mỏ hàn cầm tay và bắt đầu khò từ lớp polyethylene của cuộn màng. Khò kỹ phần dưới của màng đến khi bề mặt bitum chảy mềm và có độ bóng.

Chống thấm dột mái nhà bằng màng chống thấm khò nhiệt
Chống thấm dột mái nhà bằng màng chống thấm khò nhiệt

Chống thấm dột mái tôn, trần nhà bằng keo

Phương pháp sử dụng keo chống thấm dột phù hợp với những căn nhà có trần, mái làm từ tôn. Keo là một chất chống thấm phổ biến, giá thành rẻ và tương đối dễ sử dụng hiện nay. Với ưu điểm dễ thi công bằng chổi, bình phun, nhanh khô và tính linh hoạt cao.

Trước khi xử lý chống thấm dột mái tôn, trần nhà bằng keo cần kiểm tra kỹ các vị trí thấm dột xem có bị gỉ hay không. Nếu vị trí thấm dột bị gỉ, cần bịt lại bằng một tấm tôn mới. Làm sạch bề mặt vị trí cần dán keo chống thấm. Sau đó sử dụng keo dán bơm trực tiếp lên vị trí hở. Cố định khu vực bơm keo bằng vật nặng như gạch, đá và hạn chế sự tác động của nước cho đến khi keo khô hoàn toàn.

Trong trường hợp vị trí thấm dột là điểm bắt vít, trước khi xử lý chống thấm dột mái tôn, trần nhà bằng keo cần tháo bỏ vít lạnh cũ đã hư hỏng, thay bằng vít mới. Sau đó mới xử lý bơm keo để hiệu quả chống thấm tốt hơn.

Trên đây là tổng hợp 5 cách chống thấm dột trần nhà hiệu quả, tiết kiệm nhất  giúp giải quyết triệt để tình trạng thấm dột trần nhà, mái nhà. Hy vọng có thể giúp quý khách có thêm nhiều thông tin hữu ích, có giá trị xử lý tốt hơn tình trạng thấm dột trần, mái nhà của gia đình mình.

Viết một bình luận

error: Content is protected !!
Call Now Button