Chất thải rắn là gì nói chung, các phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp, y tế, đô thị, xây dựng, nông nghiệp là gì nói riêng sẽ được chuyên gia Thanh Bình phân tích chi tiết trong bài, xin mời quý khách cùng theo dõi!
Mục Lục
Chất thải rắn là gì?
Khái niệm chất thải rắn là khái niệm dùng để chỉ những loại chất thải ở dạng rắn. Vậy cụ thể, chất thải rắn gồm những gì? đáp án là tất cả những loại chất thải được con người thải ra trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, hoặc các hoạt động dịch vụ, sản xuất, kinh doanh.
Thành phần chất thải rắn rất khác nhau, bởi điều này còn phụ thuộc vào từng mùa khí hậu, ở từng địa phương, điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác. Tuy nhiên, chúng ta có thể chia làm ba nhóm cơ bản:
- Các chất cháy được (Chất dẻo, da, cao su, giấy, thực phẩm, rơm, gỗ, cỏ, …).
- Các chất không cháy được (Đá, sành, sứ, kim loại sắt, kim loại phi sắt, thủy tinh, …).
- Các chất hỗn hợp (Cát, đất, tóc, đá cuội, …)
Mặt khác, về tổng quan thì chất thải rắn được phân loại dựa trên đặc tính, gồm chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại. Cụ thể:
- Chất thải rắn thông thường là gì? Đó là các loại chất thải không chứa hoặc chứa hàm lượng các chất hay hợp chất chưa chạm đến ngưỡng có thể gây nguy hại đến sức khỏe người và môi trường. Danh mục chất thải rắn thông thường bao gồm các loại giấy báo, vỏ chai lọ, thủy tinh, cao su, rác sân vườn, …
- Chất thải rắn nguy hại là gì? Đó là các loại chất thải chứa hàm lượng các chất hay hợp chất vượt ngưỡng nguy hại, đe dọa đến sức khỏe và môi trường sống. Danh mục chất thải rắn nguy hại có thể là kim tiêm, đồ điện hạt nhân, chì, niken, máy móc phóng xạ, …
Chất thải rắn được chia làm mấy loại
Có rất nhiều cách để chia nhóm chất thải rắn, tuy nhiên nếu xét theo nguồn gốc phát sinh thì sẽ bao gồm 6 loại chính là: Chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn y tế, chất thải rắn đô thị, chất thải rắn xây dựng và chất thải rắn rắn nông nghiệp. Tổng quan về các loại chất thải rắn này sẽ được Thanh Bình làm rõ ngay sau đây.
Chất thải rắn sinh hoạt
Khái niệm chất thải rắn sinh hoạt là gì? câu trả lời là tổng hợp những loại rác thải được thải ra môi trường trong quá trình sinh hoạt của con người. Bao gồm chất thải thông thường và nguy hại từ hộ gia đình, dịch vụ, những cơ sở công cộng. Trong đó:
- Chất thải hộ gia đình là chất thải từ thực phẩm chứa các chất hữu cơ dễ phân hủy và các loại rác thải không bị phân hủy nhưng có thể gây ra bụi như các phần còn lại của quá trình cháy (tro than, tro xỉ …).
- Chất thải từ dịch vụ, những cơ sở công cộng là các loại rác thải rắn nguy hại khác không bị hoặc ít bị phân hủy thối rữa như đồ nhựa, kim loại, gốm sứ, chai lọ thủy tinh, đất, sỏi … được thu gom từ công viên, bãi tắm, sân chơi, trường học, công sở hoặc đường phố.
Thành phần chất thải rắn sinh hoạt thông thường bao gồm các chất hữu cơ và vô cơ. Trong đó, thành phần chất thải rắn sinh hoạt hữu cơ gồm chất thải thực phẩm chất thải vô cơ gồm thủy tinh, kim loại, giấy, nhựa, vải, carton, gỗ, cao su, …
Chất thải rắn công nghiệp
Chất thải rắn công nghiệp là gì? lời giải đáp chính là toàn bộ những loại chất thải được ngành sản xuất công nghiệp thải ra dưới dạng phế liệu và phế phẩm. Thí dụ như chất thải rắn ngành dệt may (vải, len, nilon), cơ khí, luyện kim, dệt nhuộm, sản xuất lương thực, thực phẩm, nước giải khát.
Hiện nay, danh mục chất thải rắn công nghiệp cũng đang được chia thành hai nhóm chính dựa trên đặc tính, gồm:
- Danh mục chất thải rắn công nghiệp thông thường: Không nguy hại hoặc ít nguy hại, thế nhưng cần được dọn dẹp, xử lý và tái chế cẩn thận. Ví dụ sắt thép, kim loại bị gỉ hoặc không dùng nữa.
- Danh mục chất thải rắn công nghiệp nguy hại: Gồm những chất thải độc hại, gây ngộ độc, cháy nổ, ăn mòn, tác động xấu đến sức khỏe nhân loại, cơ sở vật chất, môi trường sống.
Chất thải rắn y tế
Chất thải rắn y tế là gì? Đó là tổng hợp những loại chất thải được xả ra môi trường trong quá trình hoạt động chăm sóc, khám chữa bệnh của các cơ sở y tế, bao gồm chất thải y tế thông thường và chất thải rắn y tế nguy hại.
Chất thải y tế thông thường là những loại chất thải phát sinh trong quá trình sinh hoạt hàng ngày và chất thải ngoại cảnh trong y tế. Trong khi đó, chất thải nguy hại dạng rắn trong y tế lại chứa các đặc tính vượt quá ngưỡng chất thải nguy hại.
Mỗi năm có tới 21.000 tấn chất thải y tế được thải ra môi trường, trong đó chất thải rắn chiếm khối lượng lớn Vì thế, việc quản lý chất thải rắn y tế cần phải được chú trọng đặc biệt, nên sử dụng lò đốt chất thải y tế (lò tầng sôi, lò hơi, lò thùng quay) và các phương pháp xử lý chuyên biệt.
Chất thải rắn đô thị
Chất thải rắn đô thị là gì? Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản, là nhóm chất thải mà con người tạo ra, vứt bỏ đi trong phạm vi khu vực đô thị.
Đó có thể là chất thải từ cơ quan, chợ, trường học, hộ gia đình, vỉa hè, công viên, sân bóng …. và được xã hội nhìn nhận như một thứ mà thành phố có trách nhiệm thu gom, dọn dẹp. Tuy nhiên, việc quản lý chất thải rắn ở một số đô thị hiện nay vẫn chưa được siết chặt, khiến cảnh quan môi trường ngày càng ô nhiễm.
Chất thải rắn xây dựng
Chất thải rắn trong xây dựng lại là nhóm chất thải được thải ra trong quá trình phá bỏ, cải tạo các hạng mục/công trình cũ hoặc xây mới. Ví dụ như phá bỏ và xây nhà mới, hệ thống đường giao thông, cầu cống, khu chung cư, trường học, bệnh viện …
Một số loại chất thải xây dựng dạng rắn có thể kể đến như gạch, đá, vôi, vữa, sơn, bê tông, thạch cao, sành sứ … Việc xử lý chất thải xây dựng nếu không được quản lý chặt chẽ cũng dễ dẫn đến ô nhiễm môi trường, để lại nhiều tác động xấu cho sức khỏe.
Chất thải rắn nông nghiệp
Chất thải rắn nông nghiệp là chất thải được phát sinh trong quá trình sản xuất nông nghiệp, được chia thành hai nhóm chính là chất thải rắn trong chăn nuôi và chất thải trong trồng trọt.
Cụ thể, trong chăn nuôi có thể là kim tiêm, vỏ chai đựng thuốc chứa hoạt chất gây độc, phân thải, thức ăn gia súc gia cầm bị thừa, xác động vật bị chết do dịch bệnh. Trong trồng trọt có rơm rạ, trấu, lõi ngô, vỏ lọ thuốc bảo vệ thực vật, chai lọ thuốc diệt cỏ, bao bì thuốc trừ sâu.
Quy định quản lý chất thải rắn hiện nay
Nhằm quy hoạch, quản lý và xử lý chất thải rắn một cách khoa học, an toàn nên các cơ quan chức năng đã ban hành rất nhiều văn bản, nghị định quan trọng và yêu cầu các hộ gia đình, cơ quan, tổ chức phải nghiêm túc thực hiện theo.
Điển hình là nghị định số 38/2015/NĐ-CP. Tại nghị định này, chính phủ đã đề ra các điều khoản, quy định chi tiết về quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở TPHCM, Hà Nội và các các đô thị, địa phương; quản lý chất thải rắn khu công nghiệp và các lĩnh vực đặc thù.
Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều văn bản liên quan đến QCVN về chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp, xây dựng … được đặt ra. Cụ thể là QCVN 07-9:2016/BXD của Bộ Xây Dựng và QCVN 61-MT:2016/BTNMT của Bộ Tài Nguyên và Môi trường.
Để hiểu rõ quy định quản lý chất thải rắn là gì, quý khách có thể xem chi tiết các nghị định, văn bản trên theo đường link bên dưới:
Ảnh hưởng của ô nhiễm chất thải rắn đến môi trường
Mặc dù việc quản lý chất thải rắn (CTR) đã được nhà nước Việt Nam ngày càng chú trọng đặc biệt, tỷ lệ thu gom CTR cũng ngày một tăng. Tuy nhiên, do lượng CTR phát sinh quá lớn, trong khi đó năng lực thu gom, xử lý còn nhiều hạn chế, ý thức cộng đồng chưa cao, đây chính là nguyên nhân dẫn đến thực trạng ô nhiễm chất thải rắn ngày càng nghiêm trọng.
Vậy ô nhiễm chất thải rắn là gì? Câu trả lời chính là tình trạng khối lượng CTR thải ra môi trường quá chênh lệch so với khối lượng CTR được xử lý mỗi ngày và vượt quá ngưỡng an toàn.
Càng ngày thực trạng ô nhiễm chất thải rắn ảnh hưởng đến môi trường càng nghiêm trọng hơn, chịu tác động nhiều nhất là môi trường đất, môi trường nước (bao gồm cả nước mặt và nước ngầm) và môi trường không khí.
Hậu quả của ô nhiễm môi trường chất thải rắn khiến sự sống của toàn bộ hệ sinh vật trên trái đất bị đe dọa. Đồng thời, sự ô nhiễm này còn làm tăng nguy cơ lan truyền các loại dịch bệnh từ côn trùng, tác động xấu đến hệ hô hấp, tim mạch, da, mắt, tiêu hóa, đặc biệt là các bệnh ung thư và thần kinh.
Để hạn chế những ảnh hưởng trên, Thanh Bình xin được đề ra một số giải pháp ô nhiễm chất thải rắn sau đây:
- Tích cực tuyên truyền để mọi người dân đều hiểu rõ nguyên nhân ô nhiễm chất thải rắn và hậu quả.
- Nghiêm cấm, xử phạt đối với các hành vi đổ chất thải rắn không đúng nơi quy định.
- Nâng cao và siết chặt các thể chế, chính sách bảo vệ môi trường.
- Huy động mọi nguồn vốn, đầu tư tài chính để nâng cao công nghệ xử lý chất thải.
- Tăng cường công tác thu gom, vận chuyển, phân loại và tái chế theo quy định của chính phủ.
- Quản lý và kiểm soát CTR chặt chẽ ngay từ nguồn phát sinh cho đến khâu xử lý.
Các phương pháp xử lý chất thải rắn hiện nay
Ngoài một số giải pháp được Thanh Bình gợi ý ở trên, quý khách cũng nên tham khảo thêm các phương pháp xử lý chất thải rắn phổ biến, được ưu tiên sử dụng rộng rãi nhất hiện nay để có thêm tư liệu hữu ích.
Phương pháp xử lý chất thải rắn bằng cách chôn lấp
Phải nói rằng, trong số các công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt hiện nay, chôn lấp là cách làm đơn giản, được nhiều địa phương, thành phố lớn lựa chọn nhất hiện nay.
Để đem lại hiệu quả cao, các hố chôn chất thải rắn phải được xây dựng chắc chắn, đặt tại vị trí cách xa khu dân cư và không bị sụt lún. Bên dưới đáy hố và bên trên miệng hố cần phải được trang bị lớp chống thấm cao cấp nhằm tránh gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và ô nhiễm không khí, cũng như phát sinh côn trùng gây hại.
Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp đốt (nhiệt)
Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp nhiệt là công nghệ sử dụng lò đốt chuyên dụng để xử lý tất cả các loại chất thải rắn y tế, xây dựng, sinh hoạt… có khả năng bắt cháy. Thông qua quá trình phân hủy nhiệt, cấu trúc mang độc tính của chất thải sẽ bị phá vỡ, không còn hoặc ít gây nguy hại hơn.
Cách thực hiện rất đơn giản, người kỹ thuật viên sẽ trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động, sau đó cho trực tiếp chất thải vào lò đốt (lò hơi, lò thùng quay, lò gi/vỉ cố định, lò xi măng, lò tầng sôi …). Cuối cùng, khí thải thoát ra ngoài sẽ được làm sạch, phần xỉ than được đem đi chôn lấp.
Xử lý chất thải rắn bằng công nghệ sinh học
Công nghệ xử lý chất thải rắn xây dựng, y tế, sinh hoạt … này được áp dụng với những chất hữu cơ không độc hại. Nguyên lý hoạt động ban đầu là khử nước, tiếp đến sẽ chuyển hóa chất thải cho đến khi trở thành xốp và ẩm.
Phương pháp sinh học đem lại hiệu quả cao nhất khi được đặt trong môi trường hiếu khí và yếm khí. Cụ thể:
- Môi trường hiếu khí (kỵ khí): Tức là sử dụng các vi sinh vật trong điều kiện có oxi để chuyển đổi chất hữu cơ thành chất vô cơ, đồng thời sản sinh CO2, H2O.
- Môi trường yếm khí: Tức là môi trường không có oxi, cấu trúc rác thải rắn sẽ được phá hủy, tạo ra các loại khí như CH4, CO2, NH3, N2, H2S …
Nếu quy mô nhỏ, quý khách có thể áp dụng công nghệ ủ sinh học theo đống, Trong trường hợp quy mô lớn, công nghệ ủ sinh học theo quy mô công nghiệp sẽ phù hợp hơn. Trong quá trình xử lý chất thải, các yếu tố quan trọng như độ ẩm, nhiệt độ và độ thông khí cần được chú trọng kiểm soát.
Phương pháp xử lý chất thải rắn bằng khí hóa Plasma
Tính đến thời điểm hiện tại, phương pháp khí hóa Plasma đang được đánh giá là phương pháp tân tiến nhất hiện nay. Ưu điểm nổi trội của phương pháp này không chỉ là xử lý chất thải triệt để, tiết kiệm diện tích, mà còn có thể tái sinh chất thải thành năng lượng an toàn phục vụ nhu cầu cung cấp điện.
Theo đó, thay vì dùng nhiệt chúng ta sẽ dùng hệ thống đèn Plasma đốt chất thải trong nền nhiệt độ trung bình từ 3.000 – 7.000 và hoàn toàn không có oxi. Các chất thải sẽ nhanh chóng bị tiêu hủy, không hề phát sinh ra khói và các chất thải khác.
Thanh Bình tin rằng, bài viết về chủ đề “Chất thải rắn là gì? Cách xử lý chất thải rắn an toàn, tiết kiệm” đã đem đến cho quý khách những thông tin hữu ích. Nếu còn băn khoăn về điều gì, quý khách đừng ngại nhấc máy và gọi cho chúng tôi qua số HOTLINE : 0975 252 999 để được hỗ trợ 24/7 nhé!