Rác thải nông nghiệp là gì? quy trình xử lý rác thải nông nghiệp nói chung, xử lý chất thải chăn nuôi và trồng trọt nói riêng như thế nào? Đây đều là những câu hỏi nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhiều cá nhân, đơn vị.
Còn quý khách thì sao? Nếu cũng có chung những nỗi băn khoăn trên thì hãy dành ra ít phút trong quỹ thời gian của mình để cùng Thanh Bình đi tìm đáp án chính xác nhất thông qua nội dung bài viết sau đây nhé!
Mục Lục
Rác thải nông nghiệp là gì?
Có thể giải đáp cho câu hỏi khái niệm về rác thải, chất thải nông nghiệp là gì như sau:
Đó là tất cả những loại rác thải phát sinh từ những hoạt động trồng trọt (rơm, cỏ, vỏ thuốc trừ sâu, bao bì đựng phân bón, chai lọ đựng thuốc bảo vệ thực vật …) và hoạt động chăn nuôi (phân gia súc gia cầm, thức ăn thừa cho động vật thừa, kim tiêm, thuốc tăng trọng, …) được xả ra môi trường hàng ngày.
Các loại rác thải nông nghiệp
Có rất nhiều cách để phân nhóm các loại rác thải nông nghiệp, cụ thể như:
- Nếu phân loại theo nguồn gốc phát sinh gồm: Rác thải thải trồng trọt và chất thải trong chăn nuôi.
- Nếu phân loại theo đặc tính gồm: Chất thải nông nghiệp thông thường và rác thải nông nghiệp nguy hại.
Để hiểu hơn về từng nhóm rác nông nghiệp, xin mời quý khách cùng chuyên gia công ty hút bể phốt Thanh Bình theo dõi nội dung tiếp theo trong bài viết này:
Chất thải trong trồng trọt
Tất cả những loại rác thải được thải ra trong quá trình trồng trọt, canh tác – thu hoạch hoa màu, trồng cây ăn quả, thâm canh lúa nước … đều được gọi chung là chất thải trong trồng trọt.
Theo thống kê của các cơ quan chức năng, cả nước sản xuất khoảng 47 triệu tấn lương thực mỗi năm, trên 5 triệu tấn rau và phát thải ra môi trường trên 84.5 triệu tấn chất thải rơm rạ, lá mía, thân ngô, bao bì, vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật …
Trong khi đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, có đến gần 70% rác thải trồng trọt chưa qua xử lý được xả trực tiếp ra môi trường.
Chất thải chăn nuôi
Chất thải chăn nuôi là gì? Câu trả lời là tổng hợp những loại chất thải được phát sinh trong quá trình nuôi trồng thủy hải sản, gia súc, gia cầm … của bà con nông dân.
Theo ước tính dựa trên cơ sở về sinh lý vật nuôi với các số liệu thống kê có căn cứ khoa học, mức thải trung bình của lợn mỗi ngày là 1,5kg/1con; của trâu, bò là 15kg phân/con; gia cầm là 0.2kg/con.
Dựa vào những con số trên có thể khẳng định, rác thải tăng tỷ lệ với tốc độ và quy mô chăn nuôi. Với tổng đàn vật nuôi cả nước hiện nay, lượng phân phát thải trung bình khoảng hơn 95 triệu tấn/1 năm, vài trăm triệu tấn chất thải khí, vài chục tỷ khối chất lỏng. Thế nhưng, việc quản lý rác thải nông nghiệp trong chăn nuôi vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
Chất thải nông nghiệp thông thường
Là những loại rác phát sinh trong ngành nông nghiệp có các thành phần không gây hại, hoặc có thành phần gây hại nhưng chưa vượt quá ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường.
Ví dụ như:
- Trong trồng trọt: Thực vật chết, cỏ bị xét, cành cây bị tỉa, thân ngô, lõi ngô, rơm rạ, trấu, cám, bao bị đựng phân bón …
- Trong chăn nuôi: Chất thải do giết mổ động vật, chế biến thủy sản, chế biến sữa, thức ăn thừa của động vật và gia súc, gia cầm …
Rác thải nông nghiệp nguy hại
Chất thải nguy hại trong nông nghiệp là những loại chất thải trong thành phần có chứa các yếu tố nguy hại đến sức khỏe con người và môi trường sống như gây ngộ độc, lây nhiễm, ăn mòn, dễ cháy nổ …
Một số loại rác nông nghiệp nguy hại có thể kể đến như chai lọ đựng thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc tăng trọng, dụng cụ tiêm, mổ còn dính máu và dịch sinh học của vật nuôi … Nhóm chất thải nông nghiệp này cần có cách thức xử lý riêng nhằm tránh gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
>>> Xem thêm: Ô nhiễm môi trường là gì? nguyên nhân & biện pháp khắc phục
Quy định thu gom và quản lý chất thải nông nghiệp
Hiện nay, quy định thu gom và quản lý chất thải nông nghiệp không được giao cho một cơ quan. Thay vào đó, Chính Phủ sẽ phân công cho nhiều Bộ, ngành cùng tham gia.
Quy trình quản lý chất thải nông nghiệp thông thường sẽ bao gồm các bước sau đây:
- Bước 1: Phân loại
- Bước 2: Lưu giữ
- Bước 3: Tập kết
- Bước 4: Trung chuyển
- Bước 5: Xử lý.
Bên cạnh đó, trong nghị định số 38/2015/NĐ-CP có quy định rõ về việc thu gom, quản lý chất nguy hại như sau:
- Các loại bao bì, sản phẩm chứa hóa chất độc hại sử dụng trong ngành nông nghiệp phải được thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại.
- Với các loại bao bì chứa hóa chất bảo vệ thực vật nếu đã được làm sạch những thành phần nguy hại sẽ được quản lý như đối với rác thải thông thường.
- Với nước thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi nên được tái sử dụng để phục vụ cho hoạt động trồng trọt theo quy định của Bộ Tài Nguyên & Môi Trường và Bộ Nông Nghiệp & Phát triển Nông thôn.
- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn phải có trách nhiệm phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên & Môi trường để hướng dẫn chi tiết về việc thu gom, quản lý chất thải nông nghiệp.
- Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên & Môi Trường có có trách nhiệm ban hành quy định chi tiết về xử lý những loại bao bao bì, phân bón, thuốc thú y, hóa chất bảo vệ thực vật … phát sinh trong nông nghiệp.
Ảnh hưởng của chất thải nông nghiệp tới môi trường
Tình hình quản lý chất thải nông nghiệp hiện nay đã được chú trọng, tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, không khó để nhận thấy rác nông nghiệp được vứt tràn lan ngay trên ruộng, ao hồ, sông ngòi, phân gia súc gia cầm xả trực tiếp mà không qua xử lý. Chính điều này đã để lại nhiều ảnh hưởng xấu cho môi trường, điển hình như:
- Gây ô nhiễm không khí: Ô nhiễm từ chất thải chăn nuôi như phân thải, thực phẩm thừa chưa được xử lý đúng cách và việc đốt rơm rạ sau mỗi mùa thu hoạch sẽ phát sinh ra khí hiệu ứng nhà kính, là một trong những nguyên nhân gia tăng nguy cơ biến đổi khí hậu, khiến trái đất ngày càng nóng hơn.
- Gây ô nhiễm môi trường đất: Chất thải nông nghiệp và ô nhiễm đất có mối liên quan mật thiết. Theo ước tính của các nhà khoa học, hiện nay trung bình người nông dân sử dụng 125kg đạm và 80kg lân nguyên chất/1ha canh tác, trong đó cây trồng chỉ hấp thụ được 30%, 70% còn lại tan trong nước và ngấm xuống đất gây ô nhiễm.
- Ô nhiễm môi trường nước: Thông tin từ Viện Bảo Vệ thực vật, tỷ lệ bám dính các hóa chất vào bao bì trung bình là 1.95%. Việc vứt bao bì thuốc trừ sâu, hóa chất bảo vệ thực vật bừa bãi không chỉ ảnh hưởng xấu đến môi trường đất mà còn gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm.
Ô nhiễm chất thải, rác thải nông nghiệp không chỉ ảnh hưởng đất môi trường mà còn để lại nhiều hậu quả xấu cho hệ sinh vật và đời sống loài người. Nguy cơ tuyệt chủng, gia tăng bệnh tật, biến đổi khí hậu … sẽ kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng, là thách thức lớn của nhân loại.
Các cách xử lý chất thải nông nghiệp hiệu quả, an toàn nhất hiện nay
Muốn ngăn chặn, hạn chế những ảnh hưởng xấu của rác thải nông nghiệp đến môi trường sống, chúng ta cần phải tìm ra những cách xử lý phù hợp. Vậy những cách xử lý rác thải nông nghiệp đó là gì? Sau đây chính là gợi ý của Thanh Bình:
Xử lý chất thải chăn nuôi bằng công nghệ biogas
Đây là giải pháp xử lý chất thải nông nghiệp trong chăn nuôi vô cùng tối ưu, vừa hạn chế được lượng rác thải xả bừa bãi ra môi trường gây hiệu ứng nhà kính, vừa tận dụng được khí biogas làm nhiên liệu đun nấu và thắp sáng để phục vụ nhu cầu cuộc sống. Cách làm hầm biogas cải tiến rẻ tiền, đảm bảo an toàn như thế nào, trong bài viết trước đó chúng tôi đã bật mí rồi nhé.
Xử lý rác thải nông nghiệp bằng cách dùng năng lượng tái tạo và sinh khối
Công nghệ xử lý chất thải nông nghiệp này gồm có 3 thiết bị chính là,
- Máy băm chặt,
- Bếp khí hóa,
- Máy sấy năng lượng mặt trời.
Quy trình xử lý rác thải nông nghiệp không quá khó, đầu tiên chúng ta đưa rơm, rạ … vào máy băm chặt sau đó dùng máy sấy để sấy khô, bước cuối cùng là cho vào bếp khí hóa tạo nhiệt lượng để nấu nướng hoặc tạo ra than bán hoạt tính làm phân bón cho cây trồng.
Xử lý chất thải nông nghiệp bằng ruồi lính đen và giun quế
Cách xử lý rác thải nông nghiệp này dùng để chế biến chất thải sinh học như phân chuồng, rau quả thải bỏ … Ưu điểm, vừa giúp loại bỏ rác, vừa có thể tạo ra thức ăn cho gia súc và phân bón tăng dưỡng chất cho đất. Hơn nữa, trùn quế còn có thể tận dụng làm thức ăn cho gia cầm, hoặc đem bán để tăng thu nhập cho người nông dân.
Xử lý chất thải chăn nuôi bằng giải pháp đệm lót sinh học
Có lẽ mô hình thu gom rác thải nông nghiệp này đang còn khá mới lạ với nhiều người, tuy nhiên đây lại là một trong cách xử lý chất thải luôn được ưu tiên thử nghiệm áp dụng ở nhiều địa phương để hạn chế chất thải từ vật nuôi, đồng thời tăng cao năng suất trong chăn nuôi, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Xử lý rác thải nông nghiệp bằng công nghệ ủ phân cao nhiệt
Công nghệ xử lý rác thải nông nghiệp bằng phân bón hữu cơ được thực hiện tại chỗ. Để tăng hiệu quả, quý khách sẽ dùng các tấm toptex – một loại vải không dệt có thể đẩy nhiệt độ ủ bên trong lên đến 60 – 70 độ C, trong khi đó vẫn đảm bảo không khí lưu thông được trong và ngoài đống ủ. Lúc này, các loại vi khuẩn hiếu khí sẽ hoạt động tích cực hơn nhằm phân hủy rác hữu cơ triệt để, kìm hãm các loại vi khuẩn tạo ra khí nhà kính CH4.
Xử lý chất thải nông nghiệp bằng giải pháp trồng cây luân canh, xen kẽ
Cách xử lý này giúp gia tăng khả năng kháng sâu bệnh, cũng như bảo vệ độ dinh dưỡng cho đất. Nhờ đó, bà con nông dân sẽ hạn chế được lượng thuốc trừ sâu cho cây trồng và hoa màu, hạn chế tình trạng hóa chất được lạm dụng quá độ ảnh hưởng đến môi trường nước và môi trường đất.
Cuối cùng, nếu còn bất kỳ câu hỏi thắc mắc nào liên quan đến rác thải nông nghiệp hay quy trình xử lý chất thải trong chăn nuôi và hoạt động trồng trọt, quý khách vui lòng nhấc máy và gọi ngay đến số HOTLINE : 0975 252 999 để nhận tư vấn hỗ trợ miễn phí từ công ty Hút Bể Phốt Thanh Bình!