Vi Sinh Vật Là Gì ? Ứng Dụng Của Vi Sinh Vật Trong Đời Sống

Vi sinh vật là gì? các hình thức hô hấp vi sinh vật và ứng dụng của chúng trong đời sống như thế nào? Để có được câu trả lời chính xác nhất cho những nghi vấn này, xin mời quý khách hãy theo dõi nội dung trong bài viết hôm nay của công ty hút bể phốt Thanh Bình!

Vi sinh vật là gì? Vi sinh vật gồm những nhóm nào?

Chắc hẳn, ai cũng đã từng nghe nhắc đến cụm từ vi sinh vật. Thế nhưng, quý khách đã thực sự hiểu vi sinh vật là gì và gồm những loại nào chưa? Nếu chưa, nội dung sau đây chính là lời giải đáp:

Vi sinh vật là gì?

Vi sinh vật là tập hợp những sinh vật đơn bào hoặc đa bào nhân sơ hoặc nhân thực. Kích thước của chúng rất nhỏ, được đo bằng micromet, chúng ta không thể nhìn thấy được bằng mắt thường mà phải sử dụng kính hiển vi để quan sát. Khi phân tích vi sinh là gì? Các nhà khoa học cũng nhấn mạnh nó bao gồm cả vi khuẩn, virus, động vật nguyên sinh, nấm và tảo.

Đặc điểm chung của vi sinh vật là hấp thu nhiều, chuyển hóa nhanh, sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ, phân bố rộng, chủng loại đa dạng, dễ thích ứng và cũng dễ phát sinh biến dị nên số lượng vi sinh tìm được ngày càng gia tăng.

Vi sinh vật là gì?
Vi sinh vật là gì?

Vậy vi sinh tiếng Anh là gì? quý khách có thể gọi là microbiology hoặc microorganism. Tính đến thời điểm hiện tại, người ta đã phát hiện ra khoảng trên 100 loài vi sinh vật khác nhau, trung bình mỗi năm lại bổ sung thêm khoảng 1.500 loài mới.

Vi sinh vật gồm những nhóm nào?

Chúng ta có thể phân nhóm vi sinh theo nhiều cách khác nhau, tuy nhiên đơn giản và dễ hiểu nhất là phân loại dựa trên lợi ích của chúng như sau:

Vi sinh vật có lợi

Vi sinh vật có lợi là những loại vi sinh mang lại lợi ích cho con người, động vật và thực vật. Đó có thể là vi sinh có lợi trong thực phẩm, đường ruột hoặc những vi sinh có lợi cho cây trồng.

Một số loại vi sinh có lợi có thể kể đến như:

  • Lợi khuẩn probiotic: Giúp tăng cường sức khỏe của hệ tiêu hóa, thường tìm thấy trong ruột.
  • Vi khuẩn T-103: Vi khuẩn kỵ khí duy nhất sinh trưởng được trong môi trường có oxy mà con người từng biết, có khả năng chuyển hóa giấy thành nhiên liệu đốt.
  • Vi khuẩn Clostridium Sporogenes: Đang được nghiên cứu để tạo ra các loại thuốc điều trị bệnh ung thư.
  • Vi khuẩn Geobacter: Ngăn chặn uranium phát tán rộng, tiêu thụ ô nhiễm chất phóng xạ hiệu quả.
Vi sinh vật gồm những nhóm nào?
Vi sinh vật gồm những nhóm nào?
  • Vi khuẩn Staphlococcus epiderrmis: Loại vi khuẩn không thể tách rời với cơ thể con người, ngay từ khi sinh ra chúng ta đó có để chống lại ký sinh trùng Leishmania major.
  • Vi khuẩn Prokaryote: Tồn tại trong đường tiêu hóa và bề mặt da, giúp cơ thể chống lại vi khuẩn gây bệnh và nấm.
  • Vi khuẩn lactic: Ứng dụng trong lên men sữa chua, muối dưa, cà…

Vi sinh vật có hại

Vi sinh vật có hại là những loại vi sinh gây bệnh cho con người, vật nuôi, cây trồng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của giống nòi và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe nhân loại. Ví dụ như:

  • Vi sinh vật gây bệnh ngộ độc trong thực phẩm: Vi khuẩn Salmonella, E.coli, các loại nấm mốc làm thức ăn ôi thiu, …
  • Vi khuẩn gây viêm màng não: Neisseria meningitidis, streptococcus pneumoniae, …
  • Vi khuẩn gây bệnh dịch hạch: Yersinia pestis hình que.
  • Các loại vi sinh gây đại dịch khác: SAT, H5N1, H1N1 …

Các hình thức hô hấp ở vi sinh vật là gì?

Hô hấp ở vi sinh vật là quá trình oxy hóa khử sinh học những cơ chất của cơ thể để sản sinh ra năng lượng cung cấp cho hoạt động sống, quá trình oxy hóa ở các loại sinh vật khác nhau sẽ có sự khác biệt.

Hình thức hô hấp ở vi sinh vật sẽ căn cứ vào điều kiện không có oxy hoặc có oxy, cũng như nguồn chất nhận điện tử cuối cùng để người ta chia thành 2 loại hình thức chính sau đây:

Các hình thức hô hấp ở vi sinh vật là gì?
Các hình thức hô hấp ở vi sinh vật là gì?

Hô hấp vi sinh vật hiếu khí

Vi sinh hiếu khí là gì? Đó là những loại vi sinh vật tồn tại và phát triển trong môi trường oxy hóa. Chính vì thế, hô hấp vi sinh vật hiếu khí là hình thức hô hấp xảy ra trong điều kiện có sự hiện diện của oxy không khí và chất nhận điện tử cuối của là oxy.

Trong hình thức hô hấp vi sinh hiếu khí, người ta thường chia thành 3 nhóm chính, gồm:

  • Hiếu khí bắt buộc: Chỉ có thể sinh trưởng, phát triển khi có mặt của oxy phân tử, có chuỗi hô hấp hoàn chỉnh, dùng O2 làm thể nhận hidro cuối cùng. Phần lớn vi khuẩn và vi nấm đều thuộc nhóm này.
  • Hiếu khi không bắt buộc: Sinh trưởng, phát triển được cả trong điều kiện có oxy và không có oxy. Thí dụ như Saccharomyces cerevisiae, Enterobacter aerogenes, E.coli, Proteus vulgaris.
  • Vi hiếu khí: Chỉ sinh trưởng được ở điều kiện oxy rất thấp (khoảng 0.01 – 0.03 Pa). Thí dụ như Hydrogenomonas spp, Vibrio cholerae, Bacteroides spp, Zymomonas spp.

Hô hấp vi sinh vật kỵ khí

Vi sinh vật kỵ khí hay còn gọi là vi sinh vật yếm khí là nhóm các loại vi sinh không cần cung cấp oxy cho sự sinh trưởng, phát triển. Chúng có thể phản ứng tiêu cực hoặc bị tử vong nếu có sự hiện diện của oxy. Hiểu đơn giản, hô hấp vi sinh yếm khí là hình thức hô hấp xảy ra trong điều kiện không có O2 và chất nhận.

Hô hấp vi sinh vật kỵ khí
Hô hấp vi sinh vật kỵ khí

Vi sinh kỵ khí thường được chia làm hai nhóm chính:

  • Kỵ khí: Trong tế bào không có SOD, xitocromoxidaza, catalaza và hidrogen peroxidaza. Chỉ sinh trưởng được ở những nơi không có không khí, sự xuất hiện của oxy sẽ gây hại cho chúng.
  • Kỵ khí không bắt buộc: Trong tế bào có SOD, peroxidaza nhưng thiếu hydrogen peroxidase và catalaza. Chúng là vi sinh vật yếm khí nhưng vẫn tồn tại được khi có mặt oxy.

Ứng dụng của vi sinh vật trong đời sống, sức khỏe, môi trường

Như đã nói ở trên, bên cạnh các loại vi sinh vật có hại thì còn có các loại vi sinh vật có lợi và con người đã biết cách tận dụng những loại vi sinh có lợi để đem lại những giá trị tốt đẹp trong đời sống, sức khỏe và môi trường. Cụ thể:

Vi sinh khử mùi chuồng trại, nước thải chăn nuôi

Ứng dụng đầu tiên của vi sinh là khử mùi chuồng trại, nước thải chăn nuôi. Cụ thể, các loại vi sinh có lợi sẽ đẩy nhanh quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong phân thải, nước thải và hấp thụ nhanh các khí độc như NH3, NO2, H2S, COD, BOD5 … để chuyển hóa chúng thành một dạng năng lượng có ích khác, hoặc loại bỏ mùi hôi và nguy cơ lây nhiễm bệnh tật.

Vi sinh khử mùi chuồng trại, nước thải chăn nuôi
Vi sinh khử mùi chuồng trại, nước thải chăn nuôi

Vi sinh xử lý nước thải công nghiệp, sinh hoạt, hầm cầu

Nước thải công nghiệp, sinh hoạt, hầm cầu là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường chính, ảnh hưởng nghiêm trong đến sức khỏe con người. Việc sử dụng vi sinh vật trong xử lý nước thải công nghiệp, sinh hoạt, bồn cầu, hầm cầu sẽ loại bỏ nhanh hàm lượng các chất hữu cơ độc hại, giúp nước trong và ít mùi hôi hơn. Tùy từng trạng thực tế, quý khách có thể bổ sung vi sinh lọc nước hiếu khí hoặc kỵ khí.

Vi sinh trị mụn, trứng cá, vết thâm đen, …

Vi sinh trị mụn trứng cá, làm mờ vết thâm trên da ư? bạn có nghe nhầm không? Không đâu, là thật đấy, bằng chứng là nhiều thương hiệu đã tận dụng một số loại vi sinh như Saccharomyces cerevisiae, Lactose bacillus, Streptococcus thermophilus,…để làm ra các sản phẩm men vi sinh, xịt lợi khuẩn tăng sức đề kháng cho da, giúp làn da trở nên mịn màng, đều màu hơn.

Vi sinh xử lý dầu mỡ

Dầu mỡ không thể hòa tan trong nước, nếu không được xử lý triệt để sẽ gây ô nhiễm cho khu vực tiếp nhận, điển hình là ô nhiễm nguồn nước. Bên cạnh đó, dầu mỡ tích tụ lâu ngày cũng chính là nguyên nhân gây tắc đường ống thoát nước, bồn rửa bát, lavabo … Trong trường hợp này, việc ứng dụng các vi sinh vật ăn dầu là một giải pháp thông minh.

Vi sinh xử lý dầu mỡ
Vi sinh xử lý dầu mỡ

Vi sinh xử lý phèn

Nước nhiễm phèn chứa hàm lượng Fe và kim loại nặng độc hại rất cao, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, làm ố vàng quần áo, hư hỏng dụng cụ chứa nước và gây hại đến các hệ sinh vật sống trong môi trường có nồng độ phèn cao.

Trước tình trạng này, con người đã ứng dụng vi sinh xử lý phèn để cải thiện chất lượng nước, bảo vệ sức khỏe cho chính mình, điển hình là sự ra đời của dòng sản phẩm BIO-CLEAN.

Vi sinh vật trong công nghệ thực phẩm

Vi sinh vật học trong thực phẩm cũng được ứng dụng rộng rãi để sản xuất acid thực phẩm, cốm vi sinh giúp bé ăn ngon, men vi sinh đường ruột cho tôm, các chế phẩm enzyme, chế biến thức ăn gia súc, sử dụng công nghệ lên men, sản xuất rượu bia, dấm … để phục vụ cuộc sống nhân loại.

Vi sinh xử lý nước ao hồ, bể thủy sinh

Thêm một ứng dụng lý tưởng nữa, đó là sử dụng vi sinh xử lý nước ao hồ, bể thủy sinh. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng để quý khách lựa chọn loại vi sinh tốt nhất cho bể cá cảnh, vi sinh cho cá rồng, vi sinh xử lý nước ao nuôi tôm, vi sinh cho bể hồ thủy sinh hay vi sinh thủy sản thủy sinh nói chung.

Vi sinh xử lý nước ao hồ, bể thủy sinh
Vi sinh xử lý nước ao hồ, bể thủy sinh

Lúc này, tác dụng chính của vi sinh là lọc nước hồ cá, ao tôm, bể thủy sinh và những ao hồ nuôi trồng thủy sản, tạo ra một chu trình xử lý và tự phân hủy các chất độc hại một cách tự nhiên nhất để chuyển hóa chúng thành các chất an toàn cho sức khỏe thủy sản, phòng dịch bệnh giúp cá tôm sinh trưởng nhanh chóng.

Vi sinh cải tạo đất trồng trọt

Ứng dụng tiếp theo, cũng là ứng dụng cuối cùng mà Thanh Bình muốn bật mí đến quý khách trong bài viết hôm nay là dùng những vi sinh có lợi để cải tạo đất trồng trọt, giúp đất luôn tơi xốp, giàu mùn, giàu chất dinh dưỡng hơn, nâng cao năng suất cho cây trồng để vụ mùa bội thu.

Thanh Bình vừa giúp quý khách làm rõ khái niệm vi sinh vật là gì và những ứng dụng phổ biến của vi sinh vật trong đời sống, nếu còn bất cứ thắc mắc nào xin vui lòng gọi đến số HOTLINE : 0975 252 999 để nhận tư vấn miễn phí từ công ty nhé!

Viết một bình luận

error: Content is protected !!
Call Now Button