Các phương pháp xử lý khí thải hiện đại, an toàn và hiệu quả nhất hiện nay sẽ được chuyên gia công ty Hút Bể Phốt Thanh Bình tổng hợp và cập nhật chi tiết trong bài. Nếu đang quan tâm đến vấn đề xử lý khí thải, xin mời quý khách cùng chúng tôi theo dõi!
Mục Lục
Xử lý khí thải bằng phương pháp hấp thụ
Phương pháp xử lý khí thải đầu tiên mà Thanh Bình muốn chia sẻ đến quý khách là phương pháp hấp thụ. Để thực hiện phương pháp này cần sử dụng các loại tháp xử lý khí thải chuyên biệt (còn gọi là tháp hấp thụ khí thải) và các chất hấp thụ như nước, dung môi và một số hợp chất khác.
>>> Xem thêm: Khí thải là gì?
Theo thông tin từ chuyên gia môi trường, xử lý khí thải bằng tháp hấp thụ là phương pháp có thể xử lý khí thải công nghiệp, xử lý khí thải phòng thí nghiệm và xử lý khí thải SO2 …
Hiện nay, có 3 loại tháp xử lý khí thải bằng phương pháp hấp thụ phổ biến nhất, cụ thể gồm:
- Tháp hấp thụ khí thải có lớp đệm bằng vật liệu rỗng: Cho phép làm việc với tốc độ dòng khí lớn mà không lo bị tắc nghẹt. Để tăng tính ma sát giữa hai pha, người ta thường nhồi thêm một số vật liệu như sành sứ, vụn than ốc, lò xo kim loại … vào bên trong.
- Tháp phun, buồng phun: Có thiết kế đơn giản, chất lỏng được phun thành bụi di chuyển từ phía trên xuống phía dưới, trong khi đó khí lại thường đi từ phía dưới lên trên để tăng diện tích tiếp xúc và làm giảm nồng độ thực tế của loại khí thải cần hấp thụ.
- Tháp hấp thụ khí thải sủi bọt: Đối với những trường hợp cần xử lý khí thải tải lượng cao, áp suất khí thải lớn thì sẽ áp dụng loại tháp này. Các hình thức hấp thụ chính là sủi bọt qua các đĩa chụp xen kẽ và sủi bọt qua lưới.
Xử lý khí thải bằng phương pháp hấp phụ
Có rất nhiều người nhầm phương pháp hấp thụ với phương pháp hấp phụ, nếu quý khách cũng vậy thì nên thay đổi suy nghĩ ngay hôm nay nhé, đây là hai phương pháp hoàn toàn khác biệt.
Thay vì sử dụng dung môi, nước và các chất hấp thụ thì cách xử lý rác thải bằng phương pháp hấp phụ lại chủ yếu sử dụng chất hấp phụ khí thải bằng than hoạt tính. Do vậy còn được gọi là phương pháp xử lý khí thải bằng than hoạt tính.
Hấp thụ hiện đang được áp dụng xử lý khí thải CO (5-10%), SO2, xử lý khí thải lò đốt và xử lý khí thải phòng thí nghiệm. Nguyên tắc của phương pháp này là sử dụng chất hấp phụ dạng rắn với mục đích giữ lại khí và hơi độc trên bên mặt khi cho khí thải đi qua bằng một trong hai nhóm thiết bị hấp phụ sau đây:
- Hấp phụ không tái sinh: Sử dụng để xử lý nguồn thải quy mô nhỏ hoặc lọc không khí ở máy điều hòa.
- Hấp phụ tái sinh: Sử dụng để xử lý nguồn thải quy mô lớn, lượng khí thải có giá trị cần thu hồi.
Xử lý khí thải bằng phương pháp sinh học
Xử lý khí thải bằng công nghệ sinh học là cách lợi dụng các vi sinh vật để phân hủy hay tiêu thụ các khí thải độc hại. Qua đó, các thành phần vô cơ, hữu cơ độc hại có trong khí thải sẽ được đồng hóa và thải ra các khí như CO2 … thích hợp nhất khi xử lý khí thải công nghiệp.
Nói về các phương pháp xử lý khí thải sinh học có rất nhiều, nhưng được ưu tiên áp dụng nhất vẫn là 3 phương pháp dưới đây:
- Xử lý khí thải bằng công nghệ biofilter: Còn gọi là công nghệ lọc sinh học, áp dụng cho các hợp chất hữu cơ bay hơi nồng độ thấp và khí thải có mùi hôi. Ưu điểm là giá thành thấp, hệ thống lọc sinh học linh động, ít sử dụng hóa chất, hiệu suất xử lý cao. Nhược điểm là thời gian sinh vật thích nghi với môi trường có thể kéo dài vài tháng, nếu các hợp chất chứa Chlor sẽ không phân hủy được.
- Xử lý bằng công nghệ Bio- Scrubber: Tức là sử dụng các thiết bị làm sạch sinh học, hiệu quả cao hay thấp phụ thuộc vào màng lọc vì đây chính là nơi trao đổi giữa khí thải nhiễm bẩn và chất hấp thụ.
- Xử lý bằng Biocreactor chứa các màng lọc Polymer: Còn gọi là Biocreactor bọc lớp rửa, hiện đang được đánh giá là công nghệ xử lý khí thải bằng phương pháp sinh học tân tiến nhất, có mức độ ổn định cao, cùng khả năng tái sinh tự nhiên cofactor xảy ra liên tục trong quá trình hóa sinh.
Xử lý khí thải bằng phương pháp ướt
Nhắc đến các phương pháp xử lý khí thải không thể không kể tên phương pháp ướt. Nguyên lý hoạt động của phương pháp này là cho luồng khí cần xử lý chứa bụi tiếp xúc trực tiếp với chất lỏng thành phần chủ yếu là nước để lọc những hạt bụi siêu nhỏ, siêu mịn, chỉ khoảng 3,5 micromet.
Cuối cùng, bụi được giữ lại và được tách ra khỏi dòng khí thải dưới dạng bùn, đem lại hiệu quả xử lý lên đến 90%, trong khi đó khả năng làm việc với vectơ vận tốc cũng rất đáng kinh ngạc, khoảng 10m/s.
Một số thiết bị xử lý bằng phương pháp ướt đem lại hiệu quả cao có thể kể đến như:
- Thiết bị lọc bụi có thiết kế đĩa đựng nước sủi bọt
- Buồng phun hoặc hòm rửa khí rỗng
- Đồ lọc bụi có lớp hạt hình cầu di động
- Ống Venturi để lọc bụi bằng cách phun nước
- Xyclon ướt
- Tháp rửa khí
Hiện tại, phương pháp ướt đang được áp dụng xử lý khí thải lò hơi, lò đúc, clo rò rỉ, khí thải pha chế hóa học chất công nghiệp, acid trong dây chuyền tẩy rửa kim loại, luyện kim, sơn tĩnh điện … Ưu điểm lớn nhất của việc xử lý khí thải bằng phương pháp ướt là vận hành đơn giản, đem lại hiệu suất lọc bụi cao, đồng thời có thể tiếp xúc được với khí thải nhiệt độ lớn.
Xử lý khí thải bằng phương pháp thiêu đốt
Nếu quý khách đang tìm giải pháp xử lý khí thải CO, hơi sơn nói riêng, khí thải dễ cháy nói chung, cũng như khí thải công nghiệp thì phương pháp thiêu đốt là một trong những sự lựa chọn hoàn hảo nhất hiện nay.
Nguyên tắc của phương pháp đốt là dùng hệ thống hút, sau đó cho vào hệ thống bình nén khí để đốt. Trên thực tế, phương pháp đốt là phương pháp thiêu hủy bằng nhiệt, thích hợp với những loại khí thải không thể tái sinh và thu hồi. Sản phẩm được tạo ra trong quá trình đốt là khí CO2, hơi nước và các loại khí không chứa hoặc chứa rất ít chất độc hại.
Để thực hiện phương pháp đốt khí thải, chúng ta có thể áp dụng theo hai cách:
- Cách 1: Đốt không sử dụng chất xúc tác, thường áp dụng khi nồng độ các chất độc hại trong khí thải cao (vượt quá giới hạn bắt lửa).
- Cách 2: Đốt xúc tác. Niken, đồng, bạch kim là những vật liệu được dùng để làm chất xúc tác, nhiệt độ thiêu đốt thấp, thích hợp với những loại khí thải độc hại có nồng độ thấp (gần với giới hạn bắt lửa).
Xử lý khí thải bằng phương pháp ngưng tụ
Được chia làm hai trường phái khác nhau, gồm:
- Phương pháp ngưng tụ gián tiếp: Còn gọi là ngưng tụ bề mặt, quá trình xử lý được diễn ra trong thiết bị trao đổi nhiệt có tường ngăn cách giữa khí và tác nhân làm lạnh, đi ngược chiều nhau, thường được bố trí thành nhiều ngăn, nhiều lớp.
- Phương pháp ngưng tụ trực tiếp: Còn gọi là ngưng tụ hỗn hợp, khí và tác nhân làm lạnh được tiếp xúc trực tiếp với nhau nhằm chuyển cấu tử cần tách thành dạng lỏng khi thay đổi nhiệt độ, trong khi đó hỗn hợp khí sẽ thải ra ngoài. Nhược điểm, phương pháp này tương đối hao phí chất làm lạnh nên không được đánh giá cao bằng phương pháp gián tiếp.
Thông thường, để lựa chọn được các tác nhân làm lạnh phù hợp chúng ta sẽ dựa vào nhiệt độ sôi của các chất ô nhiễm cần xử lý, ví dụ:
- °sôi > 0°C: Dùng không khí lạnh hoặc nước lạnh
- 0°C > °sôi < -50°C: Dùng dung môi bay hơi
- -50 °C >°sôi > -120 °C: Dùng nitơ lỏng.
Trên đây, công ty hút bể phốt Thanh Bình vừa gửi tới quý khách TOP 6 các phương pháp xử lý khí thải khoa học, hiệu quả nhất hiện nay. Nếu còn bất kỳ câu hỏi thắc mắc nào liên quan đến chủ đề này, số HOTLINE : 0975 252 999 luôn sẵn sàng tư vấn hỗ trợ miễn phí 24/24 cho quý khách.