Nước mặt là gì? So sánh đặc điểm nước mặt và nước ngầm

Nước mặt là gì? thực trạng nguồn nước mặt hiện nay và sự khác biệt giữa nước mặt và nước ngầm như thế nào? Tất cả vấn đề này sẽ được Thanh Bình bật mí đến quý khách thông qua nội dung bài viết hôm nay, xin mời cùng tham khảo!

Nước mặt là gì?

Có tới 70% lượng nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt là nước mặt, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu cặn kẽ nước mặt là gì. Nếu quý khách cũng nằm trong nhóm này thì hãy để Thanh Bình phân tích chi tiết dựa trên những quy định về luật tài nguyên nước cho quý khách hiểu nhé.

Theo Khoản 3, Điều 2, Luật Tài Nguyên Nước năm 2012, khái niệm nước mặt được định nghĩa ngắn gọn như sau: Nước mặt là những nguồn nước tồn tại trên bề mặt đất liền, hoặc hải đảo. Nói một cách đơn giản hơn, bất kỳ nguồn nước nào quý khách nhìn thấy trên mặt đất mà không phải qua đào bới đều có thể gọi là nước mặt.

Nước mặt là gì?
Nước mặt là gì?

Từ định nghĩa trên có thể kết luận, nước mặt sẽ bao gồm cả nguồn nước chứa trên bề mặt lục địa và nước lưu thông. Theo đó, nước trong sông, hồ, đầm lầy, đại dương hoặc nước ngọt ở các đập chứa nước đều là nước mặt. Nước mặt sẽ không có muối, được bổ sung từ lượng nước mưa và lấy thêm từ nước ngầm.

Bên cạnh đó, nguồn nước mặt sẽ bị mất đi do bay hơi hoặc thấm vào mặt đất và trở thành nguồn nước ngầm. Đây cũng là nguồn nước được cây cối hấp thụ trong quá trình thoát hơi, được con người sử dụng phục vụ cho mục đích sinh tồn, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp … hay thải ra biển – nơi nó trở thành nước muối. Theo định nghĩa trong một quy định của EU về vấn đề phân loại nước bề mặt, nó sẽ được phân biệt giữa sông, hồ, vùng nước ven biển và nước chuyển tiếp.

Thực trạng nguồn nước mặt hiện nay

Là nguồn nước chính phục vụ cho hoạt động sinh tồn của con người, tuy nhiên hiện nay nguồn nước mặt tại Việt Nam đang bị ô nhiễm nặng nề, báo động vượt ngoài tầm kiểm soát.

Thực trạng nguồn nước mặt hiện nay
Thực trạng nguồn nước mặt hiện nay

Thực trạng trên được thể hiện rõ nét qua những con số gây “đau lòng”. Hệ thống nước mặt của Việt Nam có hơn 2.360 con sông, suối và hàng nghìn ao, hồ. Tuy mức độ ô nhiễm khác nhau, thế nhưng điểm chung là tất cả nguồn nước bề mặt này đang ngày càng suy thoái và bị phá hủy nghiêm trọng. Thậm chí, nhiều ao, hồ, con sông, đoạn sông đang “chết dần”.

Thông tin từ Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, chất lượng sông Kỳ Cùng và các sông nhánh ở vùng núi Đông Bắc đang giảm sút xuống loại A2, sông Hiển và sông Bằng Giang còn ở mức B1. Sông Hồng đoạn qua Phú Thọ, Vĩnh Phúc các chỉ số đều vượt QCVN 08:2008 – A1, nhiều khu vực gần nhà máy thậm chí xấp xỉ B1.

Không dừng lại đó, nhiều đoạn sông Cầu cũng bị ô nhiễm nặng nề, nhất là những đoạn sông chảy qua các khu đô thị, khu công nghiệp, làng nghề. Lưu vực sông Nhuệ – Đáy bị ô nhiễm ở mức báo động, các giá trị BOD5, COD, TSS … vượt ngưỡng cho phép nhiều lần, nhất là vào mùa nắng. Độ đục ở khu vực sông Mã cũng ngày càng cao.

Tại miền Trung và Tây Nguyên chất lượng nước ở một số khu vực cũng giảm. Sông Đồng Nai vốn được biết đến với chất lượng nước mặt tốt nhất cả nước nhưng vùng hạ lưu đã bắt đầu ô nhiễm. Mức độ ô nhiễm ở hệ thống sông Sài Gòn, sông Thị Vải, sông Vàm, sông ở Đồng bằng sông Cửu Long cũng là vấn đề nhức nhối.

Nước mặt ở Việt Nam đang bị ô nhiễm trầm trọng
Nước mặt ở Việt Nam đang bị ô nhiễm trầm trọng

Hậu quả của thực trạng ô nhiễm nước mặt là ảnh hưởng đến sự sống còn của các loại động vật, thực vật. Không những thế, sức khỏe và tính mạng con người cũng bị đe dọa, có tới 40 – 50% phụ nữ bị viêm nhiễm phụ khoa, 9.000 người tử vong và 20.000 trường hợp mắc bệnh ung thư mới phát hiện mà một trong những nguyên nhân chính là do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.

Để ngăn chặn và khắc phục thực trạng này, Việt Nam cần phải khẩn trương xây dựng một khung pháp lý đủ mạnh và hiệu quả để kiểm soát chất thải, rác thải, nước thải xả ra môi trường. Song song với đó, mọi người dân cũng phải nâng cao ý thức bảo vệ môi trường nước, đó là cách đơn giản để chúng ta tự bảo vệ sự sống còn của chính mình.

So sánh nước mặt và nước ngầm

Nước mặt và nước ngầm đều là những nguồn cung cấp nước chủ yếu, phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, ăn uống, sản xuất kinh doanh… của con người. Tuy nhiên giữa hai loại nước này lại có đặc trưng tính chất tương đối khác biệt, dưới đây là bảng so sánh chi tiết:

So sánh nước mặt và nước ngầm
So sánh nước mặt và nước ngầm

Như vậy, Thanh Bình vừa giúp quý khách làm khái niệm rõ nước mặt là gì, sự khác biệt của nước mặt và nước ngầm, cũng như thực trạng của nguồn nước này tại Việt Nam hiện nay. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến chủ đề này, quý khách vui lòng liên hệ đến số HOTLINE : 0975 252 999 để được tư vấn miễn phí 24/7.

1 bình luận về “Nước mặt là gì? So sánh đặc điểm nước mặt và nước ngầm”

Viết một bình luận

error: Content is protected !!
Call Now Button