Nước thải là gì? Các nguồn nước thải phổ biến nhất hiện nay

Nước thải là gì? Các nguồn nước thải phổ biến nhất hiện nay, cũng như những tác động của nước thải công nghiệp, sinh hoạt, bệnh viện, chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy sản … sẽ được công ty hút bể phốt Thanh Bình phân tích, tổng hợp và giới thiệu chi tiết trong bài. Xin mời quý khách cùng theo dõi!

Nước thải là gì?

Nước thải tiếng Anh là wastewater, dùng để chỉ nguồn nước đã qua sử dụng trong đời sống sinh hoạt hàng ngày hoặc được tạo ra trong quá trình sản xuất và nguồn nước này không còn giá trị sử dụng nữa.

Cụ thể hơn, đó có thể là nước từ hoạt động tắm giặt, vệ sinh cá nhân, lau dọn nhà cửa, nước cống, nước mưa, xả bể phốt, nước thải từ các nhà máy, xí nghiệp … Tóm lại, tất cả những loại nước đã qua sử dụng dưới bất kỳ hình thức nào và được thải bỏ ra ngoài môi trường đều gọi là nước thải.

Nước thải là gì?
Nước thải là gì?

Như vậy, với những thông tin ngắn gọn ở trên, quý khách đã hiểu nước thải là gì nói chung, cũng như nước thải tiếng anh là gì nói riêng rồi phải không nào? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu về các nguồn nước thải phổ biến nhất, cũng như những tác động của nó đến môi trường và đời sống trong nội dung tiếp theo của bài viết này nhé!

Các nguồn nước thải phổ biến nhất hiện nay

Từ khái niệm ở trên thì chúng ta có thể nhận định nguồn nước thải rất phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài viết hôm nay Thanh Bình chỉ xin được bật mí những nguồn nước thải phổ biến nhất.

Nước thải sinh hoạt

Trước thực trạng ô nhiễm nước thải sinh hoạt ngày càng nghiêm trọng thì cụm từ này cũng được nhắc đến thường xuyên hơn. Vậy nước thải sinh hoạt là gì? nước thải sinh hoạt tiếng Anh là domestic wastewater, được thải ra từ quá trình tắm rửa, giặt rũ, vệ sinh … của các hộ gia đình, văn phòng, bệnh viện, trường học, công sở …

Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt

Khi phân loại, người ta thường chia nước thải sinh hoạt thành hai nhóm chính, gồm:

  • Nước thải sinh hoạt do con người bài tiết từ nhà vệ sinh: Có màu, mùi, thành phần chủ yếu là chất hữu cơ ví dụ như phân, nước tiểu. Trong đó, thành phần các chất ô nhiễm như Nitơ, BOD5, COD và Phốt Pho chiếm tỷ lệ lớn. Nhóm nước thải này hiện vẫn được thu gom và phân hủy một phần trong bể tự hoại và để tránh tình trạng tắc bồn cầu chúng ta cần thực hiện hút bể phốt định kỳ.
  • Nước thải từ chất thải sinh hoạt hàng ngày: Bao gồm nước đã qua sử dụng từ khu vực nấu, rửa ở nhà bếp (rửa rau củ, bát đũa, xoong nồi …) và khu vực tắm giặt (thành phần chất thải chủ yếu là hóa chất từ xà phòng, sữa tắm, bột giặt).

Nước thải công nghiệp

Với câu hỏi nước thải công nghiệp là gì có thể định nghĩa một cách ngắn gọn là những nguồn nước được thải ra từ quá trình sản xuất công nghiệp và hoạt động vệ sinh, sinh hoạt của công nhân viên.

Nước thải công nghiệp
Nước thải công nghiệp

Thành phần nước thải khu công nghiệp theo từng loại hình khác nhau sẽ chứa các thành phần khác nhau, chúng ta có thể phân loại theo:

  • Chất gây ô nhiễm: Gồm những chất hữu cơ hòa tan hoặc ở dạng nhũ, dầu mỡ, chất rắn lơ lửng, ion kim loại, muối, acid và bazo mạnh, chất hữu cơ ion hóa và không ion hóa, CN, Cr, S2, đường, phenol và các chất hữu cơ dễ phân hủy khác.
  • Lĩnh vực sản xuất công nghiệp: Điển hình như nước thải dệt nhuộm, ngành sản xuất bột ngọt, bia, cafe, giấy, đường, cao su, khoáng sản …

Nước thải y tế, bệnh viện

Nhắc đến các nguồn nước thải phổ biến nhất hiện nay không thể không điểm qua nguồn nước thải y tế, bệnh viện. Nếu quý khách đang thắc mắc nước thải y tế là gì thì câu trả lời là phần nước được thải ra từ các hoạt động thăm khám, phẫu thuật, chăm sóc bệnh nhân, vệ sinh dụng cụ y tế và các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn liên quan khác.

Việc xử lý nước thải bệnh viện và các cơ sở y tế ngày càng được quan tâm đặc biệt vì trong loại nước thải này có chứa hóa chất, hợp chất, tạp chất và rất nhiều loại vi khuẩn khác nhau, tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm bệnh tật.

Nước thải y tế, bệnh viện
Nước thải y tế, bệnh viện

Nước thải chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy hải sản

Tiếp đến là nước thải từ ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy hải sản. Đây chính là nguồn phát sinh nước thải rất lớn, trở thành vấn đề đáng báo động của nước ta hiện nay.

Trong chăn nuôi thì nước thải chăn nuôi lợn chiếm khối lượng lớn nhất và ngày càng tăng mạnh trong những năm gần đây, mỗi năm xả thải ra môi trường hàng triệu tấn chất thải.

Đồng thời, cũng là một trong những loại nước thải có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao, khó xử lý do hàm lượng cao chất hữu cơ, cặn lơ lửng, N, P, VSV gây bệnh.

Một số nguồn nước thải khác

Ngoài một số nguồn phổ biến trên đây còn có một số nguồn nước thải đặc trưng khác, điển hình như:

  • Nước thải xi mạ: Phát sinh không nhiều nhưng hàm lượng kim loại nặng rất cao. Thành phần nước thải có thể chứa độc tố như xianua, sunfat, amoni, crômat,…tùy thuộc vào loại muối kim loại (Cr, Ni, Cu, Fe, …) được sử dụng.
  • Nước thải giặt là: Bột giặt và các chất tẩy trắng là các sản phẩm chủ yếu của ngành dịch vụ giặt là. Các chất thải hoạt động bề mặt gồm Anionic, Cationic, Non-lonic, chất hoạt động bề mặt lưỡng tính … chủ yếu là chất bền sinh học nên cần được xử lý trước khi thải ra môi trường.
Một số nguồn nước thải khác
Một số nguồn nước thải khác
  • Nước thải mực in: Cũng không nhiều, chủ yếu phát sinh từ công đoạn vệ sinh các thiết bị máy móc hoặc vệ sinh xưởng khi mực in tràn đổ ra ngoài. Tuy tể lệ ít nhưng nồng độ chất gây ô nhiễm cao, khi thải trực tiếp ra môi trường sẽ làm giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước.
  • Nước thải máy lạnh: Được hình thành là phần nước được ngưng tụ trong cục lạnh khi thiết bị hoạt động, sau đó sẽ dẫn thải ra bên ngoài theo đường ống. Loại nước này không đáng lo ngại vì phần lớn đều là nước sạch, nhiều người còn tận dụng cho sinh hoạt hàng ngày.
  • Nước thải nhiễm dầu: Cực kỳ độc hại và khó xử lý, thành phần chủ yếu là dầu khoáng, rác, cặn lắng, đất sét, cũng như các chất bề mặt … tồn tại dưới 3 dạng chính là dụng tự do, hòa tan và nhũ tương.

Tác động của nước thải tới môi trường và đời sống

Hầu hết các loại nước thải đều chứa thành phần độc hại, nếu không có biện pháp xử lý trước khi thải ra ngoài sẽ gây ra tình trạng ô nhiễm nước thải sinh hoạt, công nghiệp, bệnh viện, chăn nuôi gia súc … Hậu quả, để lại nhiều tác động xấu tới môi trường và đời sống. Sau đây là những tác động chủ yếu:

Tác động đến môi trường nước và sinh vật nước

Bao gồm cả nguồn nước mặt và nước ngầm, hệ sinh vật trong nước do các chất hữu cơ độc hại và kim loại nặng thẩm thấu hoặc hòa tan trong nước khiến chất lượng nguồn nước bị suy giảm nghiêm trọng khiến các loài thủy sinh bị đột biến gen hoặc chết hàng loại.

Tác động của nước thải tới môi trường và đời sống
Tác động của nước thải tới môi trường và đời sống

Tác động đến môi trường đất và sinh vật đất

Ô nhiễm nước thải công nghiệp, sinh hoạt, chăn nuôi gia súc … mang theo nhiều chất hữu cơ và vô cơ thẩm thấu vào đất cũng để lại tác động tiêu cực cho tài nguyên này. Khi độ phì nhiêu và tính chất ban đầu của đất bị biến đổi theo chiều hướng xấu thì hệ sinh vật sống trong đất cũng bị ảnh hưởng trực tiếp.

Tác động đến môi trường không khí

Một trong những nguyên nhân khiến mật độ bụi bẩn trong không khí tăng lên là do các hợp chất độc hại trong nước thải thông qua việc bốc hơi để lẫn vào không khí, tạo giá bám cho các vi sinh vật, gây nên mùi hôi thối khó chịu.

Tác động đến đời sống kinh tế, sức khỏe con người

Việc tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp do ăn phải các các thực phẩm bị nhiễm bẩn, ngửi phải các chất độc hại trong nước thải là một trong những nguyên nhân chính tạo ra mầm bệnh, điển hình như tiêu chảy, đột biến gen, bệnh về phổi, ung thư … Không những thế, nguồn thu từ ngành khai thác tài nguyên biển và hoạt động nông lâm nghiệp cũng bị giảm sút.

Cuối cùng, nếu quý khách còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến chủ đề “Nước thải là gì? Các nguồn nước thải phổ biến nhất hiện nay” hoặc quan tâm đến các sản phẩm dịch vụ của công ty chúng tôi đều có thể liên hệ đến số HOTLINE : 0975 252 999 để được hỗ trợ nhanh chóng và miễn phí!

Viết một bình luận

error: Content is protected !!
Call Now Button