TOP 6 phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt hiệu quả nhất

Nước thải sinh hoạt là gì? quy chuẩn về nước thải sinh hoạt mới nhất và các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt an toàn, tiết kiệm? Những câu hỏi này luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhiều khách hàng. Nếu quý khách cũng nằm trong số đó thì xin hãy dành ra ít phút theo dõi nội dung trong bài viết hôm nay.

Nước thải sinh hoạt là gì?

Đối với khái niệm nước thải sinh hoạt là gì? Quý khách có thể hiểu một cách ngắn gọn là nguồn nước được thải ra trong quá trình sử dụng, phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của con người. Còn nếu đang băn khoăn với nghi vấn nước thải sinh hoạt tiếng Anh là gì? câu trả lời chính là domestic wastewater.

Theo các chuyên gia, thành phần nước thải sinh hoạt rất đa dạng, trong đó có 52% là các chất hữu cơ, 48% còn lại là những chất vô cơ, ví dụ như amoni, chất rắn lơ lửng, BOD, COD, nito, photpho, dầu mỡ …

Loại nước thải này thường có màu đen và màu xám kèm theo mùi trứng thối, mùi tanh, mùi thuốc tẩy … phụ thuộc và lượng nước thải sinh hoạt của một người và các chất gây ô nhiễm.

Nước thải sinh hoạt là gì?
Nước thải sinh hoạt là gì?

Nguồn phát sinh nước thải rất đa dạng, có thể là từ hoạt động lau dọn, tắm rửa, giặt giũ, ăn uống, hoạt động rửa đường, rửa xe, nhà hàng, quán ăn, … Thế thì, nguồn nước thải sinh hoạt sẽ đi đâu? Hiện đa phần đều được xả trực tiếp ra ao, hồ, kênh, rạch, sông, suối …gây ô nhiễm môi trường.

Đứng trước tình hình trên, các quy chuẩn nước thải sinh hoạt đã được cơ quan chức năng ban hành. Cụ thể những quy chuẩn này là gì, thực trạng ô nhiễm nước thải ảnh hưởng đến môi trường và con người ra sao, cũng như các phương pháp xử lý như thế nào sẽ được Thanh bình hé lộ ở phần sau của bài viết.

Quy chuẩn nước thải sinh hoạt mới nhất

Bộ Tài Nguyên và Môi Trường đã ban hành các tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt sau xử lý, áp dụng cho các khu chung cư, dân cư, doanh trại lực lượng vũ trang, cơ sở công cộng, cơ sở dịch vụ, doanh nghiệp thải nước thải sinh hoạt ra môi trường. Quy chuẩn 14 về chất lượng nước thải sinh hoạt chính là tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt mới nhất hiện nay.

Cụ thể, trong quy chuẩn QCVN 14 về nước thải sinh hoạt mới nhất đã nêu rõ giá trị tối đa các thông số ô nhiễm cho phép kèm theo cơ sở tính toán khoa học cho từng thành phần, loại hình cơ sở, quy mô nguồn thải, cũng như phương pháp áp dụng, tổ chức thực hiện.

Theo đó, nồng độ cho phép của thành phần nước thải sinh hoạt được quy định cụ thể như sau:

Quy chuẩn nước thải sinh hoạt mới nhất
Quy chuẩn nước thải sinh hoạt mới nhất

Trong đó:

  • Giá trị C: Là giá trị nồng độ của thông số ô nhiễm
  • Cột A: Quy định giá trị C của những thông số làm căn cứ để tính toán giá trị tối đa của các thành phần trong nước thải.
  • Cột B: Quy định giá trị C của những thông số ô nhiễm, dùng tính toán giá trị tối đa thành phần ô nhiễm cho phép trong nước thải.

Một số người hay nhầm quy chuẩn 40 là quy chuẩn nước thải sinh hoạt, tuy nhiên không phải vậy, QC40 là quy chuẩn về nước thải công nghiệp. Để tránh nhầm lẫn và hiểu rõ hơn về quy chuẩn QCVN 14 về nước thải sinh hoạt, quý khách vui lòng xem chi tiết TẠI ĐÂY.

Ô nhiễm nước thải sinh hoạt và những tác động tới đời sống, môi trường

Các thông số ô nhiễm nước thải sinh hoạt ngày càng tăng cao, Theo khảo sát của Bộ Tài Nguyên & Môi Trường, có tới hơn 7 triệu m3 nước thải sinh hoạt được phát sinh mỗi ngày.

Trong khi đó, năng lực xử lý nước thải trên toàn quốc chỉ đạt 14.5%, điều này có nghĩa là hơn 85% lượng nước thải còn lại được xả trực tiếp ra môi trường không qua xử lý hoặc chỉ được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại.

Chính vì thế, thực trạng ô nhiễm nước thải sinh hoạt ngày càng nghiêm trọng, vượt ngoài tầm kiểm soát và để lại nhiều tác động xấu đến đời sống, môi trường như:

Ô nhiễm nước thải sinh hoạt và những tác động tới đời sống, môi trường
Ô nhiễm nước thải sinh hoạt và những tác động tới đời sống, môi trường

Ô nhiễm nguồn nước

Theo nhận định của ông Yutaka Matsuzawa – một chuyên gia môi trường đến từ Nhật Bản, nước thải sinh hoạt chính là tác nhân đáng sợ nhất gây ô nhiễm nguồn nước, đồng thời cũng là một trong những hiểm họa môi trường hàng đầu tại Việt Nam.

Ô nhiễm môi trường không khí

Không khó để nhận thấy mùi hôi thối nồng nặc trên đường phố Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh thành khác trên cả nước vì nguồn nước thải sinh hoạt xả trực tiếp ra môi trường khiến các chất hữu cơ, vô cơ độc hại theo vòng tuần hoàn bốc hơi vào không khí.

Gây tổn thất cho các ngành sản xuất nông nghiệp

Ảnh hưởng lớn nhất là ngành nuôi trồng thủy hải sản. Cùng với đó, việc sử dụng nguồn nước từ ao, hồ, kênh, rạch, sông suối bị ô nhiễm nước thải sinh hoạt tưới cho hoa màu sẽ khiến những chất độc hại thẩm thấu vào đất và gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.

Tiềm ẩn bệnh tật, ảnh hưởng đến sức khỏe con người

Ô nhiễm nước thải sinh hoạt làm tăng nguy cơ bệnh tật, nhẹ thì có thể bị tiêu chảy, dị ứng ngoài da, viêm nhiễm nam – phụ khoa, nặng thì có thể bị ung thư cấp và mãn tính, dị tật bẩm sinh, đột biến gen … do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm bởi nước thải sinh hoạt.

Một số hình ảnh về ô nhiễm nước thải sinh hoạt:

Hình ảnh về ô nhiễm nước thải sinh hoạt
Hình ảnh 1
Hình ảnh về ô nhiễm nước thải sinh hoạt
Hình ảnh 2
Hình ảnh về ô nhiễm nước thải sinh hoạt
Hình ảnh 3
Hình ảnh về ô nhiễm nước thải sinh hoạt
Hình ảnh 4
Hình ảnh về ô nhiễm nước thải sinh hoạt
Hình ảnh 5

Các cách xử lý nước thải sinh hoạt an toàn, hiệu quả

Cũng theo chuyên gia môi trường Yutaka Matsuzawa, trong 10 – 15 năm tới, Việt Nam phải hứng chịu những hậu quả nặng nề do nước thải sinh hoạt gây ra. Do vậy, để ngăn chặn hoặc hạn chế những hậu quả đó chúng ta cần tìm ra các cách xử lý an toàn, hiệu quả. Sau đây là một số gợi ý của Thanh Bình:

Xử lý nước thải sinh hoạt bằng thực vật

Đây là cách làm đơn giản, tiết kiệm, lại vô cùng thân thiện với môi trường, phù hợp để xử lý amoni trong nước thải sinh hoạt khu dân cư, xử lý nước thải nhà hàng, quán ăn, nước thải nhiễm mặn, nhiều dầu …

Với cách này, chúng ta nên lựa chọn những loại thực vật có khả năng quang hợp tốt, có thể sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ trong môi trường nước bị ô nhiễm như tảo, bèo tây  … để tái sử dụng nước thải sinh hoạt bằng cách tái sử dụng chất dinh dưỡng trong nước thải nuôi sống thực vật, biến năng lượng mặt trời thành năng lượng trong cơ thể sinh vật và tiêu diệt các mầm bệnh.

Xử lý nước thải sinh hoạt bằng thực vật
Xử lý nước thải sinh hoạt bằng thực vật

Sử dụng công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt SBR

Công nghệ SBR tên khoa học đầy đủ là Sequencing batch reactor. Trên thực tế, đây là cách xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ sinh học theo từng mẻ nhỏ.

Nếu quý khách đang phân vân không biết nên xử lý nước thải sinh hoạt hộ gia đình, xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư, xử lý nước thải rửa xe, nước thải quán ăn, nhà hàng như thế nào thì có thể tham khảo áp dụng vì đây là phương pháp có thể phân hủy chất hữu cơ trong nước thải, làm giảm đáng kể chất rắn lơ lửng và lượng nitơ.

Hiện nay, công nghệ bể SBR được hoạt động theo một chu kỳ tuần hoàn, gồm có 5 pha như làm đầy, sục khí, lắng, rút nước và nghỉ. Để thực quá trình xử lý nước thải diễn ra thuận lợi yêu cầu đơn vị thực hiện cần phải có trình độ chuyên môn và am hiểu về các phản ứng hóa học.

Xử lý hệ thống nước thải sinh hoạt bằng công nghệ MET

Thêm một cách xử lý nước thải sinh hoạt đô thị, xử lý nước thải giặt là, giặt tẩy, nước thải sinh hoạt gia đình … chứa kim loại nặng, chất khí, chất rắn lơ lửng hoặc vi sinh vật để quý khách tham khảo, đó là sử áp dụng công nghệ MET, còn gọi là công nghệ cơ học.

Xử lý hệ thống nước thải sinh hoạt bằng công nghệ MET
Xử lý hệ thống nước thải sinh hoạt bằng công nghệ MET

Ưu điểm của công nghệ MET trong xử lý nước thải là chi phí đầu tư thấp, dễ bảo trì bảo dưỡng, tuổi thọ cao, dễ vận hành. Đặc biệt có thể tái sử dụng nước thải sinh hoạt vì nguồn nước sau khi xử lý được đánh giá an toàn với cây trồng, vật nuôi và sức khỏe con người.

Xử lý nước thải bằng phương pháp Johkasou

Nhắc đến các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt tại nhà dành cho các khu dân cư, hộ gia đình, quán ăn, nhà hàng, tiệm giặt là giặt tẩy mà không kể tên Johkasou thì quả thật là sự thiếu sót rất lớn.

Nguyên lý hoạt động của phương pháp Johkasou là lợi dụng vi sinh vật hiếu khí và kỵ khí nhằm tách bỏ chất hữu cơ, vô cơ, BOD, hệ vi khuẩn độc hại có trong thành phần nước thải, giúp nguồn nước thải ra môi trường đạt quy chuẩn nước thải QCVN 14.

Đầu tư thiết kế trạm xử lý nước thải sinh hoạt

Một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước thải sinh hoạt là do thiếu nhà máy xử lý. Vì thế, đầu tư thiết kế thêm trạm xử lý nước thải sinh hoạt chính là giải pháp tuyệt vời, đem lại hiệu quả lâu dài.

Đầu tư thiết kế trạm xử lý nước thải sinh hoạt
Đầu tư thiết kế trạm xử lý nước thải sinh hoạt

Tính đến thời điểm hiện tại, cả nước mới chỉ có hơn 43 nhà máy xử lý nước thải vận hành ngày đêm nhưng dây chuyền xử lý nước thải sinh hoạt đã được qua xử lý an toàn chỉ đạt khoảng 13 – 15%.

Lọc nước thải sinh hoạt bằng phương pháp trung hòa

Trong nước thải sinh hoạt có chứa kiềm hoặc acid vô cơ nên sử dụng phương pháp trung hòa là sự lựa chọn lý tưởng. Thông quá các vật liệu có tác dụng trung hòa, nồng độ pH sẽ được đưa về mức 6.5 – 8.5 trước khi đưa vào nguồn nhận hoặc các công nghệ xử lý nước thải khác để gia tăng hiệu quả làm sạch.

Ngoài việc dùng các vật dụng có tác dụng trung hòa, phương pháp này còn có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau như bổ sung hóa học, trộn nước thải acid và nước thải kiểm với nhau, hấp thụ amoniac bằng nước acid.

Như vậy, nội dung bài viết trên đây đã giúp quý khách hiểu rõ nước thải sinh hoạt là gì, quy chuẩn về nước thải sinh hoạt mới nhất, cũng như các phương pháp xử lý an toàn, hiệu quả để hạn chế những tác động xấu đến đời sống và môi trường.

Mọi thắc mắc liên quan đến chủ đề này, quý khách vui lòng gọi đến số HOTLINE : 0975 252 999 để nhận tư vấn miễn phí từ công ty hút bể phốt Thanh Bình.

Viết một bình luận

error: Content is protected !!
Call Now Button