Bể phốt, bể tự hoại là gì? Kích thước bể phốt chuẩn hiện nay

Bể phốt, bể tự hoại là gì? Cách tính toán bể phốt tự hoại như thế nào? đâu là kích thước bể phốt chuẩn cho các hộ gia đình, tầng hầm, chung cư? Những câu hỏi này luôn nhận được sự quan tâm của rất nhiều quý khách hàng, đặc biệt là những quý khách đang có nhu cầu xây dựng công trình tự hoại, nhà vệ sinh.

Thấu hiểu được những nỗi băn khoăn trên, trong nội dung bài viết hôm nay chuyên gia công ty Thanh Bình sẽ đem đến cho quý khách những thông tin hữu ích, để từ đó quý khách có được lời giải đáp hoàn hảo nhất cho riêng mình. Xin mời cùng tham khảo!

Bể phốt, bể tự hoại là gì?

Bể phốt hay bể tự hoại là những thuật ngữ rất quen thuộc trong cuộc sống hiện đại vì đây đều là tên gọi của khu vực giữ vai trò vô cùng quan trọng trong các ngôi nhà trệt cho đến khu chung cư, biệt thự, tòa cao ốc.

Tuy nhiên, mặc dù là tên gọi quen thuộc nhưng xoay quanh nó vẫn có rất nhiều nghi vấn được đặt ra. Bể phốt là gì? bể tự hoại là gì? hầm tự hoại là gì? bể phốt tiếng Anh là gì? bể tự hoại tiếng anh là gì? … đó đều là những câu hỏi phổ biến nhất. Và để tháo gỡ nỗi băn khoăn của quý khách, ngay sau đây Thanh Bình sẽ lần lượt phân tích chi tiết từng khái niệm.

Bể phốt, bể tự hoại là gì?
Bể phốt, bể tự hoại là gì?

Đầu tiên là khái niệm bể phốt, hay còn có tên gọi khác là bể tự hoại, bể phốt tự hoại, hầm cầu tự hoại, hố xí tự hoại, hoặc bể phốt hầm cầu. Do vậy, với những nghi vấn bể phốt, bể tự hoại, hầm tự hoại, hố xí tự hoại, hầm cầu tự hoại là gì? chúng ta đều có thể sử dụng chung một cách lý giải.

Cụ thể, bể phốt tự hoại chính là một phần quan trọng trong hệ thống xử lý nước thải. Khu vực này chủ yếu được nối với bồn cầu, đồng thời cũng được nối với nhiều vị trí khác trong ngôi nhà như Lavabo, chậu rửa bát, các lỗ thoát sàn.

Nói một cách dễ hiểu hơn, bể phốt là nơi chứa đựng phân và nước tiểu, cũng như các chất thải sinh hoạt hàng ngày. Trải qua quá trình phân hủy dưới tác động của vi khuẩn kỵ khí, các chất thải hữu cơ sẽ chuyển thành thể lỏng và thoát ra ngoài theo hệ thống thoát nước hầm cầu.

Vậy còn, bể phốt bể tự hoại tiếng Anh là gì? Theo thuật ngữ chuyên ngành xây dựng của những Kiến trúc sư tốt nghiệp tại Anh, bể phốt tự hoại có tên gọi tiếng Anh là Septic Tank. Nếu quý khách muốn tìm hiểu thêm thông tin về bể phốt tiêu chuẩn bằng tài liệu tiếng Anh thì có thể dùng cụm từ này để tìm kiếm.

Các loại bể phốt tự hoại phổ biến nhất hiện nay

Như vậy, với những thông tin ở trên Thanh Bình đã giải đáp cho quý khách hiểu cơ bản về bể phốt, bể tự hoại là gì rồi. Nội dung tiếp theo đây, Thanh Bình sẽ tiếp tục giúp quý khách liệt kê những loại bể phốt tự hoại phổ biến nhất hiện nay.

Các loại bể phốt tự hoại phổ biến nhất hiện nay
Các loại bể phốt tự hoại phổ biến nhất hiện nay

Xét về cấu tạo

Hiện nay có 3 loại bể phốt hầm cầu phổ biến, cụ thể là: bể phốt 2 ngăn, bể phốt 3 ngăn và bể phốt 3 ngăn cải tiến Bastaf.

Xét về chất liệu

Gồm có bể phốt làm bằng gạch, xi măng, cốt thép. Bên cạnh đó, hiện nay cũng có nhiều loại bể phốt đúc sẵn được tạo nên từ đa dạng chất liệu khác nhau, ví dụ như bể phốt nhựa (nhựa PP, PVC, nhựa nguyên sinh LLDPE), bể phốt inox, bể phốt composite …

Xét về thương hiệu

Có một số thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam như: bể phốt Sơn Hà, hầm cầu tự hoại Đại Thành, hố xí tự hoại Roto …

Tóm lại, hiện nay có rất nhiều loại bể phốt tự hoại khác nhau, từ truyền thống cho đến phong cách hiện đại, để biết thêm thông tin chi tiết quý khách vui lòng tham khảo TẠI ĐÂY.

Cách tính toán mét khối (dung tích) bể phốt, bể tự hoại theo tiêu chuẩn

Tính toán bể tự hoại càng chính xác càng đáp ứng được tối đa công năng, cũng như nhu cầu sử dụng của từng hộ gia đình. Vậy, chúng ta nên tính toán bể tự hoại theo tiêu chuẩn nào? Dưới đây là một số gợi ý quý khách có thể tham khảo:

Cách tính toán mét khối (dung tích) bể phốt, bể tự hoại theo tiêu chuẩn
Cách tính toán mét khối (dung tích) bể phốt, bể tự hoại theo tiêu chuẩn

Công thức tính toán thiết kế bể tự hoại 2 ngăn:

W = W1 + W2

Trong đó:

  • W1: Là thể tích phần lắng của bể phốt tự hoại (m3)
  • W2: Là thể tích phần chứa của bể phốt tự hoại (m3)
  • W: Là tổng thể tích của hầm cầu tự hoại (m3).

Ngoài ra, thể tích của bể phốt tiêu chuẩn cũng có thể lựa chọn dựa  trên quy định về quy chất cấp thoát nước cho nhà ở và công trình theo bảng sau:

Cách tính m3 bể phốt:

Cách tính m3 bể phốt rất đơn giản, quý khách chỉ cần đó chính xác 3 cạnh rồi nhân với nhau. Cụ thể:

V = a x b x h

Trong đó:

  • a: Là chiều dài
  • b: Là chiều rộng
  • h: Là chiều cao

Ví dụ: Chiều dài của hầm cầu tự hoại là 6, chiều rộng là 5, chiều cao là 4. Vậy thì:

6 x 5 x 4 = 120 (m3).

=> Bể phốt với các thông số kích trên chứa được 120 m3 nước.

Cách tính m3 bể phốt

Công thức tính dung tích bể phốt:

Khi tính toán bể tự hoại, quý khách không thể bỏ qua công thức tính dung tích bể phốt. Cụ thể:

W = Wn + Wc

Trong đó:

  • Wn: Là thể tích nước thải xả vào bể phốt hầm cầu trong 1 ngày (80% lượng nước cấp trong 1 ngày).
  • Wc: Là thể tích cặn của bể phốt hầm cầu, đơn vị tính m3

Riêng chỉ số chúng ta tính theo công thức sau:

Wc = (a*T*(100-W1)*b*c)*N/((100-W2)*1000)

  • a: Là lượng cặn trung bình/1 người thải ra trong 24h.
  • b: Là hệ số làm giảm thể tích cặn khi lên men. B=0.7 (giảm 30%)
  • c: Là hệ số giữ lại khi hút bể phốt (nhằm giữ lại vi sinh vật kỵ khí). C=1.15 (giữ lại 15%)
  • T: Là thời gian giữa 2 lần lấy cặn. T = 180 ngày.
  • W1, W2: Là độ ẩm cặn tươi khi vào bể phốt và khi lên men trong bể phốt. Trong đó, W1=95%, W2=90%.
  • N: Là số người dùng bể tự hoại.

Ví dụ: Hãy tính dung tích bể tự hoại dành cho 350 người.

  • Wn =  0.8*15.75 = 13 m3
  • Wc = (0.5*180*(100-0.95)*0.7*1.15)*(350)/((100-0.9)*1000) = 25 m3

      => W = 13 + 25 = 38 (m3)

Một số lưu ý khi xây bể phốt cho chung cư, tầng hầm, gia đình

Xây bể phốt cho tầng hầm chung cư và xây bể phốt gia đình sẽ có sự khác biệt nhất định. Theo đó, kích thước bể phốt gia đình sẽ không thể giống với kích thước bể phốt chung cư, tầng hầm được. Dưới đây là một số lưu ý cho từng hạng mục:

Một số lưu ý khi xây bể phốt cho chung cư, tầng hầm, gia đình
Một số lưu ý khi xây bể phốt cho chung cư, tầng hầm, gia đình

Lưu ý khi xây bể phốt cho tầng hầm, chung cư

Việc thiết kế nhà vệ sinh dưới tầng hầm không phải là chuyện lạ ở các tòa cao tầng lớn, các chung cư có nhiều hộ dân sinh sống. Dĩ nhiên, khi có nhà vệ sinh dưới tầm hầm thì chắc chắn phải thiết kế bể phốt đi kèm.

Diện tích, kích thước bể phốt:

Số lượng người sử dụng bể phốt ở tầng hầm và các hộ chung cư lớn hơn hẳn so với tại các hộ gia đình vì thế cần phải có sự tư vấn hỗ trợ từ kỹ sư xây dựng và phải tính toán kỹ lưỡng. Vậy thì đối với tầng hầm, chung cư chúng ta nên xây bể phốt bao nhiêu khối?

Trên thực tế, để xác định được bể phốt nên làm mấy khối quý khách cần phải biết chính xác số người sử dụng, hay quy mô chung cư đó gồm bao nhiêu căn hộ. Chính vì thế, sẽ rất khó để Thanh Bình đưa ra một con số chung áp dụng cho tất cả các trường hợp.

Gợi ý cho quý khách, dựa theo quy định của Quy chuẩn cấp thoát nước cho nhà và công trình. Nếu tầng hầm, chung cư có 10 căn hộ thì thể tích tối thiểu phải đạt khoảng 11,4 – 13,3 (m3). Dựa vào thông tin này, quý khách chỉ cần tăng diện tích, kích thước của bể chứa theo số lượng căn hộ tại tòa nhà chung cư đó.

>>> Xem thêm: Cách đặt ống bể phốt tiêu chuẩn

Lưu ý khi xây bể phốt cho tầng hầm, chung cư
Lưu ý khi xây bể phốt cho tầng hầm, chung cư

Độ dày của tường bể phốt:

Thông tin từ đội ngũ kỹ sư xây dựng chuyên nghiệp, khi xây bể phốt cho tầng hầm, chung cư chúng ta nên xây tường đôi để đảm bảo độ bền và kéo dài tuổi thọ cho công trình, chống thấm tốt.

Còn về kích thước tường, bể phốt nên xây tường bao nhiêu? Tốt nhất, quý khách nên xây tường bể phốt chung cư, tầng hầm với độ dày 220mm, hoặc có thể xây dày hơn.

Loại bể phốt phù hợp nhất:

Để kéo dài thời gian sử dụng cho công trình, cũng như đảm bảo sự vận hành trơn tru, quý khách nên ưu tiên sử dụng các loại bể phốt tân tiến, hiện đại nhất hiện nay cho tầng hầm, chung cư, ví dụ như bể phốt 3 ngăn, bể phốt 3 ngăn cải tiến Bastaf …

Lưu ý khi xây bể phốt gia đình

Mặc dù quy mô nhỏ hơn, thế nhưng nếu xây bể phốt cho gia đình mà quý khách không chú ý đến kích thước của bể, độ dày của tường, cũng như không chọn được loại bể phù hợp thì sẽ dẫn đến rất nhiều sự cố đáng tiếc trong quá trình thi công và sau khi đã đưa vào sử dụng.

Diện tích, kích thước bể phốt gia đình:

Diện tích, kích thước xây bể phốt gia đình sẽ được tính toán theo thể tích m3. Vậy theo quý khách, bể phốt gia đình bao nhiêu khối là lý tưởng nhất? Câu trả lời còn phụ thuộc vào ngôi nhà của quý khách được thiết kế 1 hay nhiều phòng ngủ.

Lưu ý khi xây bể phốt gia đình
Lưu ý khi xây bể phốt gia đình
  • Nếu ngôi nhà có 1 hoặc 2 phòng ngủ: Thể tích tối thiểu là 2.8 m3.
  • Nếu ngôi nhà có 2 hoặc 3 phòng ngủ: Thể tích tối thiểu là 3.8 m3.
  • Nếu ngôi nhà có 2 hoặc 4 phòng ngủ: Thể tích tối thiểu là 4.5m3.
  • Nếu ngôi nhà có 5 hoặc 6 phòng ngủ: Thể tích tối thiểu là 5.7 m3.

Độ dày của tường bể phốt:

Về độ dày của tường, bể phốt gia đình nên xây tường bao nhiêu? Giải pháp ký tưởng nhất là quý khách nên xây tường 20 trở lên nhé. Nếu có điều kiện thì có thể xây dày hơn nhằm tăng khả năng chống thấm, tránh bị nứt tường bể phốt tự hoại sau một thời gian sử dụng.

Loại bể phốt phù hợp nhất:

So với khi xây bể phốt cho tầng hầm, chung cư, ở khía cạnh này việc xây bể phốt gia đình có nhiều sự lựa chọn hơn. Quý khách hoàn toàn có thể sử dụng bể phốt 2 ngăn, 3 ngăn, hoặc các loại bể phốt đúc sẵn tùy thuộc vào sở thích của mình.

Như vậy, sau bài viết hôm nay quý khách đã hiểu bể phốt là gì, cũng như cách tính toán kích thước bể phốt chuẩn hiện nay rồi phải không nào? Nếu còn bất kỳ câu hỏi gì liên quan đến vấn đề này, quý khách vui lòng nhấc máy và gọi đến số HOTLINE : 0975 252 999 của công ty Thanh Bình để được giải đáp miễn phí 24/7 nhé!

2 bình luận về “Bể phốt, bể tự hoại là gì? Kích thước bể phốt chuẩn hiện nay”

Viết một bình luận

error: Content is protected !!
Call Now Button