Biến đổi khí hậu là gì? Các nguyên nhân gây biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu là nỗi lo chung của toàn nhân loại, vậy trên thực tế biến đổi khí hậu là gì, nguyên nhân biến đổi khí hậu ở Việt Nam và toàn cầu do đâu? hậu quả của biến đổi khí hậu nghiêm trọng như thế nào?

Tất cả sẽ được Thanh Bình giải đáp trong bài viết hôm nay. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sẽ đề xuất các biện pháp phòng chống, khắc phục biến đổi khí hậu để trang bị cho quý khách những kiến thức thiết thực nhất.

Mục Lục

Khí hậu là gì?

Khí hậu là định nghĩa phổ biến dùng để chỉ thời tiết trung bình trong khoảng thời gian dài ở một vùng, miền xác định, bao gồm các yếu tố chính như nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, áp suất khí quyển, cùng các hiện tượng xảy ra trong khí quyển và nhiều yếu tố khí tượng khác.

Vậy khí hậu ở Việt Nam như thế nào? Việt Nam là đất nước có lãnh thổ nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới, tuy nhiên theo cách phân loại khí hậu Köppen thì khí hậu của Việt Nam vẫn sẽ bao gồm 3 vùng khí hậu riêng biệt với miền Bắc và Bắc Trung Bộ thuộc khí hậu cận nhiệt đới.

Khí hậu là gì?
Khí hậu là gì?

Trong đó, miền Bắc có 4 mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông rõ rệt. Miền Trung và Nam Trung Bộ thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, Miền cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ lại mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới Xavan.

Miền Nam có 2 mùa, gồm mùa khô và mùa mưa. Ngoài ra, do nằm giáp biển Đông nên khí hậu Việt Nam còn chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa mậu dịch, thường thổi ở những vùng có vĩ độ thấp.

Đối với khí hậu ở Việt Nam quý khách cũng có thể hiểu một cách đơn giản hơn, đó là bắc phần có 4 mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông nên hoàn toàn trong vùng ôn đới, còn nam phần có 2 mùa (mùa khô và mùa mưa) nên hoàn toàn trong vùng nhiệt đới.

Biến đổi khí hậu là gì?

Biến đổi khí hậu là vấn đề nhận được sự quan tâm đặc biệt của toàn thế giới, thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ khái niệm về sự biến đổi khí hậu là gì hay thế nào là biến đổi khí hậu. Chính vì thế, xin mời hãy cùng Thanh Bình định nghĩa biến đổi khí hậu để hiểu hơn về chủ đề này nhé.

Thông tin từ giới chuyên gia, biến đổi khí hậu là khái niệm, định nghĩa dùng để chỉ sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, sinh quyển, thủy quyển, băng quyển, thạch quyển ở hiện tại và trong tương lai do tác động của những nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định, thường tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm.

Biến đổi khí hậu là gì?
Biến đổi khí hậu là gì?

Sự biến đổi khí hậu có thể là sự thay đổi thời tiết bình quân hoặc thay đổi sự phân bổ những sự kiện thời tiết quanh một mức trung bình, có thể giới hạn trong một vùng nhất định (ví dụ biến đổi khí hậu ở Việt Nam). Còn trường hợp biến đổi khí hậu toàn cầu là gì? đó là định nghĩa chỉ sự biến đổi khí hậu xuất hiện ở tất cả mọi vị trí trên toàn bộ Địa Cầu.

Hiện nay, biến đổi khí hậu đang là nỗi lo chung của nhân loại nên có rất nhiều tài liệu tiếng Anh đề cập đến vấn đề này, vì thế quý khách có thể tìm hiểu thêm. Trước khi tìm hiểu quý khách cần phải biết được biến đổi khí hậu tiếng Anh là gì để tiện cho việc truy vấn, nếu chưa biết thì Climate Change chính là gợi ý của Thanh Bình.

Những biểu hiện của biến đổi khí hậu

Nắm rõ các biểu hiện của biến đổi khí hậu toàn cầu cũng như biến đổi khí hậu Việt Nam sẽ giúp mỗi người dân tự ý thức được mức độ nguy hiểm của vấn đề đang xảy ra, chứ không phải chỉ là trên giả thuyết.

Biểu hiện của biến đổi khí hậu toàn cầu

Nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng cao

Tình hình biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay ngày càng chuyển biến theo chiều hướng xấu, điển hình là sự nóng lên trái đất Nói cách khác, nhiệt độ trung bình ngày càng tăng cao do sự nóng lên của bầu khí quyển chính là một trong những biểu hiện của biến đổi khí hậu toàn cầu.

Biểu hiện của biến đổi khí hậu toàn cầu
Biểu hiện của biến đổi khí hậu toàn cầu

Phát biểu về vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay vào ngày 23/9/2019, chuyên viên khoa học cấp cao của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) – ông Omar Baddour cho biết, nhiệt độ trung bình toàn cầu đang trên đà chạm mức tăng ít nhất từ 1.2 – 1.3 °C so với mức của thời kỳ tiền công nghiệp trong 5 năm tới.

WMO cũng cho biết thêm, trong giai đoạn 2015 – 2019 nhiệt độ trung bình toàn cầu có xu hướng cao kỷ lục, cao hơn 0.2 °C  so với giai đoạn từ năm 2011 – 2015. Dự đoán tốc độ tăng nhiệt sẽ không dừng lại, trái đất sẽ tiếp tục nóng lên.

Hạn hán xuất hiện nhiều nơi trên Trái Đất

Biểu hiện biến đổi khí hậu trên Trái Đất tiếp theo là hạn hán ngày càng gia tăng ở nhiều vùng, miền trên thế giới. Đây chính là thực trạng biến đổi khí hậu toàn cầu rất nguy hiểm, đe dọa sự sống của con người và sinh vật.

Kể từ năm 1970, diện tích chịu sự ảnh hưởng của hạn hán ngày càng gia tăng. Biểu hiện của hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu này dễ dàng nhận thấy nhất ở các nước khu vực Châu Âu, phía Tây của Hoa Kỳ và Châu Úc.

Lượng mưa tăng giảm thất thường

Trái ngược với hạn hán thì lượng mưa gia tăng và thay đổi thất thường cũng chính là biểu hiện biến đổi khí hậu trên thế giới mà quý khách nên bổ sung thêm vào kho tàng kiến thức của mình ngay hôm nay.

Lượng mưa tăng giảm thất thường
Lượng mưa tăng giảm thất thường

Theo đó, thay vì mưa theo quy luật vào một số mùa nhất định trong năm thì hiện nay thường xuất hiện những cơn mưa lớn trái mùa ở nhiều khu vực trên thế giới. Thống kế từ 1900 – 2005, tại các khu vực phía Bắc vĩ độ 30°N lượng mưa có xu hướng gia tăng gây lũ lụt, trong khi đó lượng mưa vùng nhiệt đới lại có xu hướng giảm khiến nguồn nước tưới tiêu khan hiếm.

Mực nước biển dâng cao, axit hóa đại dương

Biến đổi khí hậu nguyên nhân và biểu hiện mực nước biển dâng cao là do nhiệt độ tăng cao và băng tan khiến nước bị giãn nở. Theo nguồn thông tin chính thống của NASA, dự đoán đến năm 2100, mực nước có khả năng dâng cao thêm 0.3 – 1.2m.

Bên cạnh đó, sự phát thải khí CO2 của con người vào tầng khí quyển cũng khiến lượng CO2 bị hấp thụ ở đại dương tăng dẫn đến hiện tượng axit hóa đại dương. Hiện nay, mỗi năm tỷ lệ CO2 bị hấp thụ vào đại dương tăng 2 tỷ tấn.

Liên tục xuất hiện các hiện tượng thời tiết cực đoan

Thêm một biểu hiện của biến đổi khí hậu toàn cầu điển hình nữa, đó là sự xuất hiện các hiện tượng thời tiết cực đoan. Có thể là sự gia tăng đột biến về cả số lượng và cường độ của những cơn bão lớn, mưa đá,  lốc xoáy, hiện tượng EL Nino … mỗi năm.

Liên tục xuất hiện các hiện tượng thời tiết cực đoan
Liên tục xuất hiện các hiện tượng thời tiết cực đoan

Bắc Băng Dương, Ấn Độ Dương và các khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương … là những trọng điểm quý khách có thể nhìn thấy rõ nét nhất những hiện tượng thời tiết cực đoan khiến toàn thế giới hoang mang, lo sợ.

Thực trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam

Thực trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam hiện nay có chuyển biến phức tạp hơn các thập niên trước. Trong đó, tình hình biến đổi khí hậu ở Cà Mau, biến đổi khí hậu ở Tây Nguyên và khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long có những biểu hiện nặng nề nhất.

Cụ thể, biến đổi khí hậu tại Việt Nam sẽ bao gồm tất cả các biểu hiện của biến đổi khí hậu toàn cầu. Bên cạnh đó, vấn đề biến đổi khí hậu ở Việt Nam còn kèm theo một số biểu hiện đặc thù sau đây:

  • Mức nhiệt độ nền tăng cao khiến ngày lạnh bị rút ngắn, ngày nắng nóng kéo dài, mùa Đông và mùa Hạ không còn phân biệt rõ rệt như trước đây.
  • Thường xuyên xảy ra thiên tai, bão lũ, sạt lở đất ở nhiều địa điểm, vùng miền trên toàn quốc.
  • Mưa đá, lốc xoáy, sấm sét … xuất hiện ở nhiều nơi, đặc biệt là khu vực Tây Nguyên.
  • Nước nhiễm mặn, nhiều vùng bị xâm lấn, nhất là ở Cà Mau do địa hình thấp so với mực nước biển, lại chịu tác động của cả hai chế độ thủy triều.
  • Hạn hán kéo dài ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Thực trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Thực trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam

Các kịch bản biến đổi khí hậu mới nhất

Đối với giới chuyên môn, kịch bản biến đổi khí hậu không còn là khái niệm xa lạ, nhưng đối với những người dân bình thường thì kịch bản biến đổi khí hậu là gì lại là một câu hỏi không phải ai cũng trả lời được.

Vậy thực tế kịch bản biến đổi khí hậu là gì? Đó là những giả định có cơ sở khoa học và có mức độ tin cậy cao về xu hướng khí hậu trong tương lai dựa trên mối quan hệ giữa hoạt động kinh tế xã hội, biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng.

Mục đích xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu toàn cầu nói chung, kịch bản biến đổi khí hậu ở Việt Nam nói riêng là nhằm dự báo về những trường hợp có thể xảy ra và mức độ ảnh hưởng để giúp các Bộ, Cơ quan chủ động tìm hướng giải quyết, ứng phó và khắc phục kịp thời.

Tính đến thời điểm hiện tại, trên thế giới có 4 kịch bản biến đổi khí hậu, gồm:

  • Kịch bản RCP2.6
  • Kịch bản RCP4.5
  • Kịch bản RCP6.0
  • Kịch bản RCP8.5.

Quý khách vui lòng xem thông tin chi tiết về các kịch bản trong hình dưới đây:

Các kịch bản biến đổi khí hậu mới nhất
Các kịch bản biến đổi khí hậu mới nhất

Tại Việt Nam, kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng được Bộ Tài Nguyên và Môi Trường công bố lần đầu vào năm 2009 dựa trên cơ sở tổng hợp các nghiên cứu và có tham khảo các kịch bản biến đổi khí hậu toàn cầu của Liên Hợp Quốc.

Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu ở Việt Nam và trên toàn thế giới

Các nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu toàn cầu và ở Việt Nam và toàn thế giới có thể do tác động của quá trình tự nhiên, cũng có thể do tác động của con người. Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết nhé!

Các nguyên nhân gây biến đổi khí hậu toàn cầu

Nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu toàn cầu có cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Bao gồm:

Quỹ đạo Trái đất thay đổi

Trái Đất tự quanh quanh Mặt Trăng và quay xung quanh trục của nó nghiêng một góc 23.5 độ. Bất kỳ sự thay đổi nào ở các tham số quỹ đạo Trái Đất đều là nguyên nhân biến đổi khí hậu toàn cầu.

Tuy nhiên, sự thay đổi chuyển động Trái Đất diễn ra khá chậm chạp, cụ thể sự thay đổi độ lệch tâm có chu kỳ lên đến 96.000 năm, độ nghiêng trục dao động khoảng 41.000 năm, tiến động của trục Trái Đất khoảng 19.000 – 23.000 năm.

Nguyên nhân biến đổi khí hậu toàn cầu do quỹ đạo trái đất thay đổi
Nguyên nhân biến đổi khí hậu toàn cầu do quỹ đạo trái đất thay đổi

Thay đổi dòng hải lưu ở đại dương

Biến đổi khí hậu nước biển dâng là một trong những biểu hiện điển hình, bởi đại dương là nền tảng quan trọng của hệ thống khí hậu, dòng hải lưu giữ vai trò vận chuyển một lượng lớn nhiệt trên khắp hành tinh. Do đó, sự thay đổi trong lưu thông ở dòng hải lưu trong đại dương cũng chính là nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu toàn cầu.

Sự thay đổi về phát xạ của mặt trời và hấp thụ bức xạ của trái đất

Thêm một nguyên nhân của biến đổi khí hậu và nóng lên toàn cầu nữa, đó là sự thay đổi phát xạ của mặt trời và sự hấp thụ bức xạ của trái đất. Theo đó, phát xạ của mặt trời yếu đi sẽ gây ra băng hà, còn phát xạ mặt trời mãnh liệt dẫn đến khí hậu khô và nóng trên bề mặt trái đất. Cùng với đó, các vết đen trên mặt trời sẽ làm cường độ bức xạ mặt trời chiếu xuống trái đất thay đổi, dẫn đến thay đổi về khí hậu.

Do các hoạt động địa chất, phun trào núi lửa

Qua các thời kỳ địa chất do quá trình kiến tạo, phun trào núi lửa, sự trôi dạt của các lục địa … bề mặt Trái Đất cũng sẽ bị biến dạng, dẫn đến thay đổi trong phân bố lục địa – đại dương, Khi hình thái bề mặt Trái Đất thay đổi thì sự phân bố bức xạ mặt trời và cân bằng nhiệt cũng biến đổi.

Bên cạnh đó, khí và tro được tạo ra khi núi lửa phun trào vào khí quyển có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khí hậu trong nhiều năm. Đồng thời, các SOL khí do núi lửa phản chiếu bức xạ mặt trời trở lại vào không gian cũng làm giảm nhiệt độ lớp bề mặt Trái Đất.

Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu toàn cầu do thay đổi địa chất, phun trào núi lửa
Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu toàn cầu do thay đổi địa chất, phun trào núi lửa

Những tác động của con người

Bên cạnh 4 nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu toàn cầu khách quan ở trên thì còn có nguyên nhân chủ quan do những tác động tiêu cực của con người đối với môi trường. Bởi vì, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu có mối liên quan mật thiết.

Cụ thể, đó là tất cả những hoạt động phát thải quá mức các khí nhà kính như CO2, CH4, N2O, HFCs, PFCs … vào bầu khí quyển khiến trái đất nóng lên và bị thay đổi khí hậu do hiện tượng hiệu ứng nhà kính.

Xem thêm: Hiệu ứng nhà kính là gì?

Mặt khác, rừng và biến đổi khí hậu cũng có mối liên kết với nhau. Nạn chặt phá rừng, đốt rừng cũng là nguyên nhân trực tiếp gây ra biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay. Lý do, rừng chính là “Lá phổi xanh” của Trái Đất, có tác dụng hấp thụ CO2.

Đặc biệt, trong thời kỳ tiền công nghiệp, con người đã sử dụng rất nhiều nguồn nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí đốt) vì thế tốc độ phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính gia tăng mạnh, khiến trái đất ngày một nóng hơn.

Đến năm 2011, nồng độ khí nhà kính tăng 40% ppb, CH4 (metan) tăng 150% và N2O tăng 20% so với thời kỳ tiền công nghiệp. Đây là mức tăng khủng khiếp chưa từng có trong suốt 22.000 năm qua.

Kết luận: Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu toàn cầu trực tiếp trong giai đoạn này chính là do tác động của con người, còn các nguyên nhân tự nhiên khách quan khác chỉ ảnh hưởng rất nhỏ vì chu kỳ biến đổi rất dài.

Nguyên nhân của biến đổi khí hậu toàn cầu do tác động của con người
Nguyên nhân của biến đổi khí hậu toàn cầu do tác động của con người

Các nguyên nhân gây biến đổi khí hậu ở Việt Nam

Nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu ở Việt Nam hiện nay sẽ bao gồm tất cả các nguyên nhân biến đổi khí hậu toàn cầu khách quan như: Thay đổi quỹ đạo trái đất, thay đổi dòng hải lưu đại dương, thay đổi địa chất, các hoạt động phun trào núi lửa, sự thay đổi phát xạ của mặt trời.

Ngoài ra, nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu ở Việt Nam còn do:

  • Kỹ thuật canh tác còn lạc hậu
  • Kỹ thuật chăn nuôi còn nhiều hạn chế, phân thải từ vật nuôi vẫn được xả trực tiếp ra môi trường.
  • Nạn chặt phá, đốt rừng làm nương rẫy
  • Đốt rơm rạ sau vụ mùa
  • Những vùng quê nghèo vẫn còn đun nấu bằng các nguyên liệu thô sơ như củi, rơm, than tổ ong …
  • Lượng khói thải từ phương tiện giao thông, sản xuất nông nghiệp rất nhiều.
  • Các chất thải từ nhà máy, xí nghiệp.
  • Nhu cầu sử dụng các thiết bị làm lạnh ngày càng tăng do khí hậu ngày càng nóng.
  • […]

Những hậu quả của biến đổi khí hậu đến Việt Nam và toàn cầu

Biến đổi khí hậu đã và đang xảy ra trên phạm vi toàn cầu, chỉ khác ở mức độ nặng nhẹ ở từng khu vực, gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng đối với nhân loại. Dưới đây là những hậu quả biến đổi khí hậu tác động đến Việt Nam và toàn cầu.

Những hậu quả của biến đổi khí hậu đến Việt Nam và toàn cầu
Những hậu quả của biến đổi khí hậu đến Việt Nam và toàn cầu

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến con người

Hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu nói chung, Việt Nam nói riêng đầu tiên mà chúng tôi muốn nhắc đến là những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe con người.

Bởi vì, biến đổi khí hậu dẫn đến nhiệt độ trái đất tăng cao, nắng nóng kinh hoàng xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới. Điều này đe dọa đến tính mạng của nhiều người, đặc biệt là nhóm người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, những người có cơ địa yếu, có tiền sử mắc bệnh thần kinh, tim mạch.

Cụ thể, đợt nắng nóng kỷ lục vào năm 2003 kéo dài hai tháng đã cướp đi tính mạng của 70.000 người trên toàn Châu Âu, trong đó nước Pháp chiếm 13.000 người. Năm 2018 tại nước Đức cũng có 1000 người thiệt mạng. Gần đây hơn là vào tháng 7 năm 2019, gần 3.000 người Hà Lan cũng bị mất vì thời tiết quá khắc nghiệt.

Bên cạnh đó, hậu quả của việc biến đổi khí hậu toàn cầu khiến bão lụt gia tăng, tạo điều kiện cho các loại muỗi, ký sinh trùng, côn trùng và những sinh vật có hại phát triển, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền như sốt xuất huyết, thổ tả, kiết lỵ, viêm não ngựa, viêm não nhật bản, dịch hạch … khiến nhiều người phải bỏ mạng.

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến kinh tế

Bên cạnh ảnh hưởng biến đổi khí hậu đến Việt Nam và toàn cầu ở khía cạnh con người thì hiện tượng này còn tác động tiêu cực đến nền kinh tế của mọi miền đất nước trên thế giới.

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến kinh tế
Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến kinh tế

Bởi vì lũ lụt và hạn hán gia tăng đã tàn phá đi hàng triệu công trình kiến trúc, hoa màu; nước biển dâng cao nhấn chìm nhiều nhà cửa, đất đai tại những khu vực trũng gây thiệt hại hàng tỷ USD mỗi năm.

Bên cạnh đó, việc chống biến đổi khí hậu tại Việt Nam và trên toàn cầu cũng tiêu tốn rất nhiều tiền của, chi phí cho cuộc chiến biến đổi khí hậu là một con số khổng lồ, khiến kinh tế quốc gia bị thâm hụt nặng nề.

Bên cạnh đó, những tổn thất về kinh tế còn ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống, lương thực thực phẩm khan hiếm, người dân phải chịu cảnh giá cả leo thang, chính phủ mất đi nguồn thu từ ngành du lịch và công nghiệp.

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến nông nghiệp

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến trồng trọt và các hoạt động nông nghiệp cũng là câu trả lời cho những ai còn phân vân chưa biết biến đổi khí hậu gây ra hậu quả gì. Ở khía cạnh này, Việt Nam là một trong những nước chịu hậu quả nặng nề nhất vì nền nông nghiệp nước ta còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố tự nhiên.

Theo đó, biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến Việt Nam ở khía cạnh nông nghiệp khá nghiêm trọng, lũ lụt và nước biển dâng cao sẽ làm mất đi nhiều diện tích canh tác nông nghiệp, đất bị nhiễm mặn, năng suất giảm, thậm chí mất trắng khiến đời sống của bà con nông dân đã khó khăn nay lại càng thêm nghèo đói, đặc biệt là khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long và các vùng ven biển.

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến nông nghiệp
Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến nông nghiệp

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới nguồn tài nguyên rừng 

Tác động của biến đổi khí hậu cũng khiến tài nguyên rừng ở Việt Nam và trên thế giới bị suy thoái do diện tích rừng bị ngập mặn ngày càng gia tăng, cũng như các vụ cháy rừng tự phát do trái đất không ngừng nóng lên.

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên rừng Việt Nam còn do nạn chặt phá rừng làm đất canh tác nông nghiệp bởi vì diện tích đất đai trồng trọt ngày càng bị xâm lấn, nhiễm mặn và bị thu hẹp do mực nước biển dâng cao.

Không chỉ cây rừng mà những loại sinh vật, động vật quý hiếm sống trong rừng cũng suy kiệt dần, thậm chí còn đối diện với nguy cơ tuyệt chủng do hậu quả của biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến môi trường sống, hủy diệt hệ sinh thái, nguồn thức ngăn và nơi trú ngụ của chúng.

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến nguồn nước

Hậu quả của biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến Việt Nam và toàn cầu tiếp theo là khiến nguồn nước sinh hoạt, tưới tiêu trở nên khan hiếm hơn, nguồn nước nhiễm phèn, nhiễm mặn gia tăng, nguồn nước ngầm suy giảm.

Trong khi đó, nước là cội nguồn của sự sống, không có nước thì con người, sinh vật, các hoạt động canh tác nông lâm nghiệp … đều rơi vào bế tắc. Nếu không có giải pháp của biến đổi khí hậu phù hợp thì hậu quả do tài nguyên nước thiếu hụt sẽ vô cùng nghiêm trọng.

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến nguồn nước
Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến nguồn nước

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến mối quan hệ dân tộc, an ninh quốc gia

Đất đai ngày càng thu hẹp trong khi dân số không ngừng tăng, lương thực cùng nguồn nước ngọt khan hiếm, giá cả leo thang … do tác hại của biến đổi khí hậu là nguyên nhân dẫn đến xung đột, tranh chấp giữa các nước và vùng lãnh thổ, điển hình là ở Darfur do suốt 20 năm nơi đây chỉ có mưa nhỏ giọt, thậm chí không mưa.

Dưới tác động theo chiều hướng xấu của biến đổi khí hậu cũng khiến vấn đề an ninh quốc gia bất ổn, khó kiểm soát hơn, dễ xảy ra tệ nạn xã hội, ẩu đả giữa các cá nhân, cơ quan và tổ chức.

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến ngư nghiệp

Nhắc đến các hậu quả của việc biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến Việt Nam và toàn cầu không thể không kể đến những ảnh hưởng đối với ngành ngư nghiệp.

Dự tính Việt Nam có khoảng 460 nghìn người trực tiếp tham gia đánh bắt hải sản, 100 nghìn người làm việc trong lĩnh vực chế biến thủy hải sản, hơn 2 triệu người tham gia vào các dịch vụ nghề cá dựa vào sự phong phú nguồn lợi ven biển. Bởi thế, trước tác động của biến đổi khí hậu ngư nghiệp cũng là một trong những lĩnh vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất.

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến ngư nghiệp
Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến ngư nghiệp

Đề xuất một số biện pháp chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng cho nhân loại nên biến đổi khí hậu và cách khắc phục luôn là mối quan tâm hàng đầu của những người dân gương mẫu. Sau đây Thanh Bình xin được đề xuất một số biện pháp ngăn chặn, phòng chống biến đổi khí hậu toàn cầu để quý khách cùng tham khảo.

Bảo vệ rừng, tích cực trồng cây xanh

Rừng và biến đổi khí hậu có ảnh hưởng qua lại, nếu hệ sinh thái rừng bị suy thoái thì sẽ gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trường vì không còn “lá phổi xanh” để hấp thụ khí CO2 c – một trong những loại khí gây hiệu ứng nhà kính chủ yếu khiến trái đất ngày càng nóng lên.

Chính vì thế, bảo vệ rừng và trồng thêm cây xanh có khả năng hấp thụ CO2 cao là giải pháp ứng phó, khắc phục và chống biến đổi khí hậu toàn cầu mà mỗi người dân, mỗi quốc gia trên thế giới đều phải nghiêm túc thực hiện.

Hạn chế sử dụng các nhiên liệu hóa thạch

Biện pháp khắc phục biến đổi khí hậu toàn cầu thứ hai là hạn chế tối đa việc sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch như than, dầu mỏ, đá phiến, khí đốt. Bởi vì đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến phát tán các chất gây hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu toàn cầu.

Đề xuất một số biện pháp chống biến đổi khí hậu toàn cầu - Hạn chế nhiên liệu hóa thạch
Đề xuất một số biện pháp chống biến đổi khí hậu toàn cầu – Hạn chế nhiên liệu hóa thạch

Khai thác các nguồn năng lượng sạch

Sử dụng năng lượng sạch là cách khắc phục và cũng là biện pháp chống biến đổi khí hậu toàn cầu đe dọa sự sống còn của toàn thể nhân loại. Năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng thủy triều … là những nguồn năng lượng từ thiên nhiên, vô cùng thân thiện với môi trường sống của trái đất.

Liên tục cập nhật thông tin về biến đổi khí hậu

Cập nhật thường xuyên các thông tin về biến đổi khí hậu là biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu một cách chủ động. Quý khách có thể tìm hiểu về những chính sách biến đổi khí hậu ở địa phương, quốc gia mình đang sinh sống hoặc theo dõi các cuộc họp bảo vệ môi trường mang tính quốc tế như Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, hoặc trực tiếp tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường.

Thực hiện chính sách tiết kiệm điện

Thêm một biện pháp để ứng phó, giảm nhẹ biến đổi khí hậu mà ai trong số chúng ta cũng đều làm được. Theo đó, quý khách có thể sử dụng nguồn ánh sáng mặt trời vào ban ngày thay vì dùng điện để thắp sáng, khi ra khỏi phòng nên tắt các thiết bị đang chạy bằng điện, sử dụng đèn compact thay vì đèn neon và đèn sợi đốt.

Thực hiện chính sách tiết kiệm điện
Thực hiện chính sách tiết kiệm điện

Chuyển đổi mô hình trồng trọt, chăn nuôi

Còn đây là cách khắc phục, phòng chống biến đổi khí hậu ở Việt Nam và các nước có nền nông nghiệp lúa nước vô cùng thông minh. Chúng ta có thể thay các loại cây trồng dài hạn bằng cây trồng ngắn hạn để tránh bão lũ, sử dụng nhóm cây có khả năng chịu mặn, chịu phèn tốt.

Trong chăn nuôi, quý khách nên xây dựng hầm biogas cải tiến, hầm cầu tự hoại để ngăn chặn phân thải xả trực tiếp ra môi trường làm khí gây hiệu ứng nhà kính gia tăng, dẫn đến những biến đổi khí hậu khôn lường.

Ưu tiên mua các thiết bị có dán nhãn tiết kiệm năng lượng

Đây cũng là cách ứng phó với biến đổi khí hậu hữu hiệu. Ví dụ, khi sử dụng một chiếc tủ lạnh có dán nhãn tiết kiệm năng lượng nghĩa là quý khách đã giảm được gần một nửa tấn khí CO2 mỗi năm so với việc sử dụng một chiếc tủ lạnh thông thường.

Làm việc gần nhà và dùng phương tiện giao thông công cộng

Nếu làm việc gần nhà, quý khách có thể đi bộ hoặc đi xe đạp thay vì di chuyển bằng xe máy, ô tô nên sẽ hạn chế tối đa việc phát thải các khí gây ô nhiễm môi trường. Trường hợp làm việc xa nhà thì chọn các phương tiện giao thông công cộng để lưu thông cũng là biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu cần tuyên dương.

Làm việc gần nhà và dùng phương tiện giao thông công cộng
Làm việc gần nhà và dùng phương tiện giao thông công cộng

Cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng

Theo thống kê khoa học, nhà ở chiếm tới ⅓ lượng phát tán khí thải gây ra hiện tượng nhà kính dẫn đến biến đổi khí hậu. Vì vậy, giải pháp khắc phục biến đổi khí hậu tiếp theo là cải tạo cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà ở thân thiện môi trường, sử dụng cầu thang điều chỉnh nhiệt, tăng cường hệ thống chống ồn… Các công trình cầu đường cũng nên được đầu tư thỏa đáng để đảm bảo lưu thông thuận lợi, giảm thải nguồn nhiên liệu tiêu thụ cho xe cộ.

Không sử dụng hoặc hạn chế sử dụng túi nilon

Túi nilon gây tác hại cho môi trường ngay từ khâu sản xuất vì phải sử dụng nguyên liệu dầu mỏ và khí đốt, các chất phụ gia, phẩm màu, kim loại nặng. Do đó, không sử dụng hoặc hạn chế sử dụng túi nilon là một trong những biện pháp ngăn chặn, phòng chống, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu mà chúng ta nên thực hiện ngay từ hôm nay.

Thanh Bình mong rằng, sau bài viết này tất cả chúng ta đã hiểu rõ biến đổi khí hậu là gì, cũng như biểu hiện, nguyên nhân, hậu quả và cách khắc phục biến đổi khí hậu ở Việt Nam và trên toàn cầu. Nếu quý khách còn bất kỳ thắc mắc gì, xin vui lòng liên hệ với công ty chúng tôi theo số HOTLINE : 0975 252 999 để được tư vấn hỗ trợ trực tiếp.

Viết một bình luận

error: Content is protected !!
Call Now Button