Cách làm hầm Biogas cải tiến rẻ tiền mà hiệu quả vẫn cực cao

Hầm Biogas đem lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho môi trường và đời sống con người. Vậy hầm Biogas là gì? cách làm hầm Biogas cải tiến rẻ tiền như thế nào? có ưu nhược điểm ra sao? quý khách đã thực sự hiểu rõ hay chưa? Nếu chưa, xin mời hãy cùng Thanh Bình lắng nghe chia sẻ từ chuyên ra trong nội dung bài viết sau đây.

Hầm Biogas là gì? Cơ chế hoạt động của hầm Biogas ra sao?

Hầm Biogas ngày càng được ứng dụng rộng rãi, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về khái niệm hầm Biogas là gì và cơ chế hoạt động của hầm Biogas như thế nào, nhất là với người dân tại các vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh.

Hầm Biogas là gì?

Trong nội dung bài viết trước đó, Thanh Bình đã có dịp chia sẻ tới quý khách khái niệm khí Biogas là gì, cũng như những ứng dụng của khí Biogas trong đời sống. Quý khách có thể xem chi tiết TẠI ĐÂY.

Và để có thể tạo ra khí Biogas, cũng như tận dụng lượng phân, chất thải trong sinh hoạt, chăn nuôi thì hầm Biogas đã ra đời. Do vậy, với nghi vấn “Hầm Biogas là gì?”, quý khách có thể hiểu đó là nơi lưu trữ và phân hủy các chất thải hữu cơ nhờ sự tác động của vi khuẩn trong môi trường Yếm khí (tức là môi trường không có không khí).

Hầm Biogas là gì?
Hầm Biogas là gì?

Hầm Biogas mang lại rất nhiều lợi ích cho môi trường và con người, điển hình như:

  • Đối với môi trường: Giảm hiệu ứng nhà kính vì khí CH4 và CO2 đã được xử lý tạo thành các nguồn năng lượng có ích. Đẩy lùi nạn chặt phá rừng làm củi đốt nhờ khí Biogas có thể tạo ra lửa phục vụ cho việc nấu nướng. Phân thải trong chăn nuôi được xử lý triệt để thay vì xả trực tiếp ra môi trường  nên sẽ hạn chế mùi hôi thối gây ô nhiễm không khí.
  • Đối với con người: Phục vụ sản xuất và sinh hoạt, góp phần hiện đại hóa nông thôn, đời sống người dân được nâng cao, giảm thiểu nguy cơ bệnh tật do vi khuẩn gây nên. Hơn nữa, bể Biogas còn giúp tiết kiệm chi phí sinh hoạt vì không mất tiền mua chất đốt, tiết kiệm điện năng, tiết kiệm nhiên liệu sử dụng cho động cơ đốt trong.

Cơ chế hoạt động của hầm Biogas và hầm Biogas cải tiến

Dù là hầm Biogas hay hầm Biogas cải tiến thì đều có cấu trúc gồm 3 bộ phận chính là: Cửa nạp nguyên liệu, bể phân giải, bể điều áp. Vì thế, về cơ bản cơ chế hoạt động của hai loại bể Biogas này sẽ tương đối giống nhau.

Cụ thể, để tạo ra khí gas sạch phục vụ cho đời sống, cơ chế hoạt động của hầm Biogas và hầm Biogas cải tiến sẽ diễn ra theo quy trình sau:

  • Nạp nguyên liệu: Để nhanh đưa vào sử dụng, quý khách cần chuẩn bị 700 – 800kg phân tươi làm nguyên liệu ban đầu. Phân tươi sẽ được đổ vào bể Biogas qua cửa nạp cùng với lượng nước được đổ đầy hầm.
  • Phân hủy chất thải tại bể phân giải: Phân và nước sau khi cho vào cửa nạp sẽ đi vào bể phân giải, tại đây sẽ xảy ra quá trình chất thải bị phân hủy và lên men sinh ra khí Metan và các chất khí khác. Các chất khí này có tác dụng đẩy phân, bùn cặn ở đáy bể lên bể điều áp.
Cơ chế hoạt động của hầm Biogas và hầm Biogas cải tiến
Cơ chế hoạt động của hầm Biogas và hầm Biogas cải tiến
  • Tại bể điều áp (bể áp lực): Khi lượng phân thải lớn hơn thể tích của hầm thì phân sẽ bị đẩy ra ngoài theo cửa ra, quý khách nên xây một bể chứa để tận dụng làm phân bón hữu cơ, tránh để phân thải chảy tràn lan ra ngoài. Mặc khác, lúc này khí sinh ra đủ nhiều sẽ tạo được áp lực đẩy khí lên qua ống dẫn khí và dẫn đến các đồ dùng cần khí để hoạt động.

Lưu ý: 

  • Quá trình phân hủy các chất thải cần có thời gian nên chưa thể tạo đủ áp lực đẩy khí gas lên ống dẫn khí ngay.
  • Sau khi nạp xong nguyên liệu, cửa nạp cần được đóng lại để tạo thành môi trường yếm khí tốt nhất, giúp bên trong bể Biogas lúc nào cũng có áp suất.
  • Nhằm duy trì sự ổn định của hầm Biogas và sử dụng được lâu dài, hàng ngày cần nạp thêm chất thải. Bên cạnh đó, lượng nước cũng cần được bổ sung theo tỉ lệ 1 phân, 5 phần nước.
  • Nếu cho quá nhiều nước vào bể Biogas thì lượng phân chưa bị phân hủy hết đã bị đẩy ra ngoài, dẫn đến hiệu quả phân hủy thấp, lượng ga sinh ra ít. Dĩ nhiên, trong trường hợp này việc xử lý về mặt môi trường sẽ chưa triệt để vì phân vẫn còn mùi hôi thối và vẫn còn tồn tại các loại ký sinh trùng gây bệnh.

Hướng dẫn cách làm hầm Biogas cải tiến rẻ tiền

Cách làm hầm Biogas cải tiến – rẻ tiền cũng rất phức tạp thế nên nhiều người hiện nay chọn mua bể Biogas Composite để tiết kiệm thời gian. Về cơ bản, việc xây Biogas cải tiến cũng cần tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định trong xây dựng. Quý khách có thể tham khảo hướng dẫn dưới đây của Thanh Bình:

Hướng dẫn cách làm hầm Biogas cải tiến rẻ tiền
Hướng dẫn cách làm hầm Biogas cải tiến rẻ tiền

Nguyên vật liệu cần chuẩn bị (cho 1 hầm 7m3):

  • Gạch đặc: 1.400 viên
  • Xi măng: 600kg.
  • Sỏi (đá dăm): 1m3
  • Đá hộc (gạch phồng): 0.5m3
  • Cát vàng: 1m3
  • Thép φ 8: 30 kg.

Tiến hành cách làm hầm Biogas cải tiến – rẻ tiền:

Cách làm hầm Biogas cải tiến rẻ tiền được tiến hành qua các bước sau đây:

Bước 1: Đào hố

Trong bước đào hố thì việc xác định vị trí xây dựng hầm rất quan trọng. Tùy thuộc vào địa hình ở mỗi hộ gia đình, quý khách có thể linh hoạt chọn vị trí phù hợp. Có thể xây bên cạnh chuồng trại, hoặc dưới nền chuồng trại.

Về hình dạng của hầm, quý khách sẽ thiết kế cải tiến giống với bể Biogas Composite, tức là dạng hình cầu. Tuy nhiên, còn phải tùy thuộc vào địa hình để có sự lựa chọn phù hợp.

Sau khi chọn được vị trí, quý khách tiến hành đào hố. Các kích thước của hố cần được đào rộng hơn thì sẽ thuận tiện cho việc thi công về sau.  Để việc đầu tư và vận hành tốt nhất ở quy mô hộ gia đình, quý khách cần lưu ý:

  • Chiều sâu hố tối đa 3m
  • Chiều rộng hố từ 1,5 – 2m
  • Chiều dài tùy thuộc vào thể tích thiết kế.

Đào hố

Bước 2: Thi công phần nền đáy

  • Dùng gạch phồng hoặc đá (4x6cm) lát 1 lớp có độ dày 15cm, đầm kỹ.
  • Trải 1 lớp sỏi hoặc đá dăm (2x3cm)
  • Đổ 1 lớp vữa bê tông dày 5m.. Tỉ lệ pha trộn vữa là 1 xi măng:2 cát vàng:3 đá dăm.

Nếu đất nền yếu, lớp vữa bê tông đáy cần được sử dụng tăng cường bằng lưới cốt thép φ/a bằng 20cm. Nếu đất nền nhiều nước ngầm thì phải hút nước trong suốt quá trình thi công, nên dùng thêm nilon lót nền trước khi đổ bê tông đáy hầm.

Bước 3: Xây thành bể Biogas

Đối với cách làm hầm Biogas cải tiến – rẻ tiền, quý khách nên xây thành Biogas theo quy phạm tường 10, độ dày của tường là 1 viên gạch. Tốt nhất, nên dùng gạch đặc loại A, xây với với vữa xi măng cát theo tỷ lệ 1:4. Tức 1 xi măng, 4 cát.

Khi xây thành bể, quý khách nên chừa các lỗ kỹ thuật theo vị trí thiết kế để sau này lắp các hệ thống đầu vào, đầu ra, tránh trường hợp về sau phải đục tường.   Thông thường:

  • Vị trí lắp thiết bị đầu vào nằm ngay sát mép trên của bể, có kích thước cao 40cm, rộng 25cm, có thể đặt ở nhiều vị trí khác nhau.
  • Vị trí lắp thiết bị đầu ra nằm cách mép trên của bể 40cm, khi xây để sẵn 1 lỗ có kích thước cao 40cm, rộng 25cm.

Xây thành bể Biogas

Bước 4: Trát vữa tường

Nếu xây hầm Biogas cải tiến rẻ tiền, công việc trát tường giữ vai trò vô cùng quan trọng, bởi vì điều này đảm bảo cho công trình kín nước và kín khí lâu dài. Đặc biệt, cần trát kỹ ở mặt trong công trình. Vữa trát tường sẽ pha trộn giữa cát vàng đãi sạch và xi măng theo tỉ lệ 1:3 để đảm bảo độ kết dính tốt nhất.

Khi trát, tường hầm Biogas cần cọ rửa sạch rồi mới trát một lớp vữa dày 1cm, đợi khô bớt thì dùng bàn xoa đều, kỹ lưỡng. Thực hiện đến khi kín tường. Sau 1 – 2 giờ, tiếp tục trát thêm một lớp vữa nữa lên trên khi lớp vữa cũ đã đủ khô.

Khi trát xi măng quý khách nên chừa 5cm ở mép trên của hầm. Mục đích, sau khi tháo gỡ cốp pha hoàn thiện hầm thì ta chát bo cổ chần giữa nắp bể và tường hầm Biogas nhằm đảm bảo độ kín khí.

Bước 5: Đổ bê tông cho nắp bể

  • Quý khách tiến hành ghép cốp pha đổ bê tông nắp hầm, hệ thống cốp pha phải chắc chắn, đúng kỹ thuật, bên dưới có hệ thống chống đỡ.
  • Khi đổ bê tông nắp hầm quý khách cần xác định vị trí và tạo cửa thăm lỗ kỹ thuật. Cửa thăm có kích thước 50cmx50cm, được hình thành trước khi đổ bê tông nhờ 1 khuôn bằng gỗ hình chóp cụt ngược (kích thước đáy trên 50cm, đáy dưới 45cm, chiều cao 10cm).

Vai trò của cửa thăm lỗ kỹ thuật này là để vào trong hầm tháo gỡ cốp pha, hệ thống chống đỡ, đồng thời hoàn thiện công đoạn chát kín ở trong hầm. Mặt khác, dùng cho việc vào hầm lấy cặn lắng sau này.

Đổ bê tông cho nắp bể

Bước 6: Chuẩn bị cốt thép và buộc cốt thép

  • Thép xây dựng tại nắp hầm là loại thép φ8 được đan dưới mật độ 15cmx15cm và có móc cả 2 đầu. Xung quanh lỗ kỹ thuật cũng cần đặt thêm các thanh thép làm cốt thép bổ sung và cốt thép tăng cường.
  • Phốt trộn bê tông mác B200, tỉ lệ pha trộn là 1 xi măng, 2 cát, 3 sỏi.
  • Đổ bê tông với độ dày 10cm.
  • Khi đổ bê tông nên đặt luôn ống thu ga bằng sắt φ 21, đặt tại vị trí kín đáo, không gây vướng víu.
  • Đầm và bảo dưỡng bê tông.

Bước 7: Đổ nắp kỹ thuật 

  • Sau khi đổ nắp bể được 2 – 3 giờ đồng hồ, mặt bê tông đã định hình, tiến hành tháo khuôn gỗ tạo cửa thăm. Để đảm bảo tính thẩm mỹ nên sửa sang và miết phẳng cạnh bê tông. Tiếp tục lót giấy xi-măng, đưa cốt thép nắp kỹ thuật vào và tiến hành đổ với độ dày bê tông 5cm.
  • Nắp kỹ thuật nên có kích thước: Mặt trên 50cm x 50cm, mặt dưới là 45×45 cm. Nên Sử dựng thép xây dựng φ 8/a=10cm có móc 2 đầu.
  • Khi đan cốt thép cần bố trí thêm 2 quai xách bằng thép φ 10 để việc mở nắp kỹ thuật sau này được dễ dàng hơn.

Bước 8: Lắp đặt thiết bị

Lắp các thiết bị được xem là một trong những bước quan trọng nhất trong cách làm hầm Biogas cải tiến rẻ tiền Thanh Bình chia sẻ đến quý khách, bao gồm thiết bị đầu vào, thiết bị đầu ra, van an toàn.

Lắp đặt thiết bị

Đầu vào:

Là một hệ thống ống siphon, quý khách có thể sử dụng ống siphon bằng nhựa, lắp bằng 2 cút vuông 110mm gắn vào nhau.  Nhiệm vụ của ống siphon là dẫn chất thải vào hầm. Trong ống siphon luôn một lượng nước nhất định để ngăn khí thoát ra bên ngoài gây mùi hôi.

Ống siphon được lắp nghiêng khoảng 30 độ. Kho rót nước vào đầu ống siphon, nếu nước đầy lên ở một đầu ống bên này và tràn ra ở đầu ống bên kia thì siphon đã đúng vị trí. Lúc này, quý khách sẽ cố định ống siphon vào thành bể.

Đầu ra

Tại vị trí đầu ra, quý khách dùng một ống nhựa PVC dài 80 – 100cm, đường kính khoảng 110 -150mm. Thiết bị này giữ vai trò dẫn chất thải từ trong hầm ra ngoài, đồng thời xác định mực nước thủy tĩnh ở trong hầm. Quý khách nên lắp đặt đầu ra nghiêng góc 45 độ, miệng ống nhựa cách mặt sàn hầm Biogas khoảng 35 – 40cm.

Van an toàn

Khi xây Biogas cải tiến, quý khách không thể quên việc lắp đặt van an toàn. Cách làm van an toàn rất đơn giản, quý khách cần chuẩn bị một chai nhựa có thể tích 1 – 1,5 lít và một đường ống nhựa φ 21 có chiều dài 25 – 30cm, một đầu ống có cut chữ T.

Sau đó, quý khách cắm đầu ống nhựa không có cút chữ T vào chai nhựa. Đầu cút chữ T được nối với đường ống dẫn ga từ bể Biogas đi vào trong bếp. Với chai nhựa, quý khách cần đục một lỗ cách miệng chai 3 – 4cm, đường kính của lỗ là 1.5 -2 cm.

Cuối cùng, quý khách đổ nước vào chai nhựa, mực nước cần ngập ống nhựa 15cm, quý khách nên đánh dấu vị trí này để duy trì mực nước tốt nhất. Khi áp suất trong hầm Biogas vượt quá 15cm thì khí sẽ sục qua các lớp ở trong chai và thoát ra ngoài theo cái lỗ nhỏ mà quý khách đã đục sẵn.

Làm van an toàn

Hệ thống túi dự trữ ga

Đây là hệ thống đảm nhận vai trò thu và lưu trữ khí ga từ trong hầm phân hủy để sử dụng cho việc đun nấu. Hệ thống này được cấu tạo bằng 2 lớp túi nilon có độ dày từ 23 – 24 micron, được lồng vào nhau, chiều dài của túi đựng khí ga dao động từ 3.2 – 2.5m, đường kính 0.95 – 1m. Quý khách lồng 2 túi nilon vào với nhau sao cho không có không khí tồn tại giữa 2 lớp túi nilon.

Một đầu buộc với ống nhựa φ21 có cút chữ T (cút sẽ được nối với đường ống dẫn ga từ hầm vào và đường ống dẫn ga đi ra bếp để đun nấu), Quý khách hãy đặt ống nhựa vào chính 2 lớp của túi nilon, rồi gấp thành từng nếp vào phía trong ở cả hai bên túi, vừa gấp vừa miết chặt, thực hiện 2 người sẽ dễ hơn. Đầu túi còn lại cách gấp tương tự. Khi đã gấp hai bên túi vào vị vị trí chính giữa thì bẻ gập đầu túi nilon về phía đầu còn lại, dùng dây nịt buộc thật chặt.

Bước 9: San lấp đất quanh hầm

Sau khi hoàn thành lắp đặt các thiết bị, quý khách cần thực hiện san lấp đất quanh hầm cho gọn gàng. Nên dùng cát lấp quanh hầm, sau đó dùng nước tưới lên trên cát rồi dồn đều xuống, đầm chặt lớp đất quanh hầm.

Lưu ý: Để đảm bảo an toàn tuyệt đối, cách làm hầm Biogas cải tiến – rẻ tiền bằng nguyên vật liệu truyền thống cần có sự tư vấn của kỹ sư xây dựng, hoặc những người thợ chuyên nghiệp.

Những ưu nhược điểm của hầm Biogas

Khi sử dụng hầm Biogas nói chung và hầm Bioga cải tiến sẽ đem lại rất nhiều ưu điểm nổi trội, nhưng bên cạnh đó cũng tiềm ẩn một số mặt hạn chế nhất định.

Những ưu nhược điểm của hầm Biogas
Những ưu nhược điểm của hầm Biogas

Về  ưu điểm: 

  • Chất thải trong sinh hoạt, chăn nuôi được đưa trực tiếp vào bể Biogas nên không ảnh hưởng xấu đến môi trường.
  • Các chất khí độc hại (CH4, CO2, HS2 …) sẽ được xử lý tạo thành nguồn nhiên liệu có lợi thay thế cho chất đốt, chuyển hóa thành điện năng thắp sáng.
  • Lượng phân thải còn thừa sau quá trình tạo khí Biogas được đẩy ra ngoài vẫn có thể tận dụng làm phân bón hữu cơ để cải thiện dinh dưỡng cho đất, nâng cao năng suất cây trồng.
  • Đối với hầm Biogas sử dụng chất liệu truyền thống (gạch, xi măng, cát, sỏi, sắt thép), trong đó có hầm Biogas cải tiến thì quý khách có thể tự xây và điều chỉnh thể tích hầm cho phù hợp với diện tích đất, quy mô chăn nuôi, nguyên vật liệu dễ tìm.
  • Đối với bể Biogas Composite lại có ưu điểm là độ kín cao, cùng khả năng chống thấm và chịu được tác động cơ học, không tốn công xây dựng vì có thể mua sẵn trên thị trường.

Về nhược điểm:

  • Sử dụng hầm Biogas không đúng cách có thể gây cháy nổ, ngạt khí dẫn đến thiệt hại về người và tài sản.
  • Muốn tạo ra khí Biogas cũng tiêu tốn lượng lớn nguồn nước sinh hoạt.
  • Cần dọn hầm thường xuyên nếu không sẽ bị tắc nghẽn trong quá trình sử dụng. Nếu không hiểu rõ về cơ chế vận hành của hầm Biogas, quý khách nên thuê dịch vụ chuyên nghiệp nhằm đảm bảo an toàn.
  • Đối với hầm Biogas sử dụng nguyên liệu truyền thống thì điểm hạn chế là dễ bị axit ăn mòn, chất lượng hầm phụ thuộc nhiều vào tay nghề của thợ, các yếu tố kỹ thuật yêu cầu độ chính xác cao, tốn thời gian thi công. Đồng thời, mặc dù xây Biogas cải tiến hình cầu có khả năng tạo khí tốt hơn hầm truyền thống hình chữ nhật nhưng vẫn khó có thể tự phá váng.
  • Đối với bể Biogas Composite có nhược điểm là khả năng xử lý mùi chất thải chưa tốt nên vẫn còn mùi rất nặng.

Như vậy, nội dung bài viết trên đây của Thanh Bình đã giúp quý khách hiểu rõ hầm Biogas là gì, cũng như cách làm hầm Biogas cải tiến rẻ tiền đem lại hiệu quả cao.

Nếu quý khách cần tư vấn thêm về vấn đề này, hoặc đang muốn tìm kiếm dịch vụ vệ sinh hầm Biogas chuyên nghiệp thì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số HOTLINE : 0975 252 999 để được tư vấn hỗ trợ miễn phí 24/24.

Viết một bình luận

error: Content is protected !!
Call Now Button