Nước ngầm là gì? Vai trò và ảnh hưởng của mạch nước ngầm

Nước ngầm là gì? Mạch nước ngầm là gì? Các tầng nước dưới đất và cách tìm nguồn nước ngầm như thế nào? Nếu bạn đang đau đầu với những câu hỏi này nghĩa là bạn đã dừng đúng chỗ rồi đấy, trong nội dung bài viết hôm nay chuyên gia Thanh Bình sẽ lần lượt giải đáp từng vấn đề cho bạn. Đồng thời qua đó chúng tôi cũng sẽ so sánh nước ngầm và nước dưới đất để quý khách có thể hiểu rõ bản chất vấn đề. Xin mời cùng tham khảo!

Nguồn nước ngầm là gì?

Cung cấp nửa lượng nước uống và 38% lượng nước tưới tiêu trên toàn cầu nhưng không phải ai cũng hiểu nguồn nước ngầm hay các mạch nước ngầm là gì. Chính vì thế, nội dung chính trong phần này Thanh Bình sẽ cung cấp thông tin chi tiết cho quý khách.

Nước ngầm là gì?

Nước ngầm là một dạng nước được phân bổ dưới bề mặt đất và nó được tích trữ trong các không gian rỗng của đất, cũng như trong những khe nứt của các lớp đất đá trầm tích có sự liên thông với nhau. Do đó, nước ngầm còn có thể gọi là một dạng nước dưới đất.

Cơ chế hình thành nước ngầm là do nước trên mặt đất và trong ao hồ, sông, suối, biển cả dưới tác động của ánh nắng mặt trời bị bốc hơi bay lên không trung, gặp lạnh tạo thành hơi nước và kết lại tạo thành từng hạt mưa rơi xuống mặt đất.

Một phần nước mưa tiếp tục đổ vào ao, hồ, sông, suối … một phần bốc hơi qua mặt nước, mặt đất, một phần sẽ ngấm xuống đất và đến tầng đất không thấm sẽ tích tụ lại tạo thành các tầng nước ngầm.

Nước ngầm là gì?
Nước ngầm là gì?

Vậy tầng nước ngầm là gì? Hiểu một cách đơn giản nhất là các tầng nước được hình thành dưới bề mặt đất, cấu trúc của một tầng nước ngầm thường được chia thành các tầng sau:

  • Bề mặt trên: Còn gọi là gương nước ngầm hoặc mực nước ngầm
  • Bề mặt dưới: Còn gọi là đáy nước ngầm, nơi tiếp xúc với tầng đất đá cách thủy.
  • Tầng thông khí: Nằm ở trên tầng nước ngầm, là tầng đất đá vụn bở không chứa nước thường xuyên.
  • Viền mao dẫn: Chính là lớp mao dẫn được phát triển ngay trên mặt nước ngầm.
  • Tầng không thấm: Chính là tầng đất đá không thấm nước.

Đặc điểm của nước ngầm là nhiệt độ và thành phần hóa học ít thay đổi theo thời gian, độ đục thấp và thường chứa ít vi khuẩn (ngoại trừ trường hợp nguồn nước ngầm bị ảnh hưởng của nước bề mặt). Nước ngầm theo thời gian có thể theo dòng chảy, chảy ra ngoài hoặc chảy lên trên.

Mạch nước ngầm là gì?

Trên thực tế, khái nước nước ngầm và mạch nước ngầm là sự tương đồng. Theo đó, mạch nước ngầm chính là một lượng nước lớn được tích trữ ở trong lòng đất và cũng được lưu lại tại các không gian rỗng của đất, tạo ra các lớp đất đá trầm tích. Một số nghiên cứu khẳng định rằng, mạch nước ngầm có thể phân bố ở khắp mọi nơi trên toàn cầu, từ đồng bằng cho đến sa mạc hay vùng cao.

Mạch nước ngầm là gì?
Mạch nước ngầm là gì?

Thực trạng nguồn nước ngầm hiện nay

Tại Việt Nam, có tới 30% nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt là nước ngầm. Mặc dù nguồn nước ngầm tương đối dồi dào nhưng thực trạng ô nhiễm môi trường nước nói chung, ô nhiễm nước ngầm nói riêng ở nước ta đang là vấn đề đáng báo động.

Thông tin từ Tổng cục Môi trường, nguồn nước ngầm ở hầu hết các đô thị lớn, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đều bị ô nhiễm nước ngầm. Theo kết quả quan trắc đã phát hiện chỉ số kim loại nặng trong nước ngầm cao hơn nhiều lần so với mức độ cho phép, ví dụ như hàm lượng amoni, asen, chất hữu cơ …

Nguyên nhân ô nhiễm nước ngầm rất đa dạng, có thể do sự phát triển của ngành công nghiệp, quy trình xử lý rác thải, nước thải không đạt chuẩn, lạm dụng các loại hóa chất, chất bảo vệ thực vật, khai thác nước ngầm quá mức …

Hậu quả  mỗi năm Việt Nam có tới 9.000 trường hợp tử vong, 200.000 người mắc bệnh ung thư mà nguyên nhân chính là bắt nguồn từ nguồn nước bị ô nhiễm. Để ngăn chặn tình trạng này, cơ quan chức năng có thẩm quyền cần có biện pháp mạnh và can thiệp kịp thời, cũng như đưa ra hướng giải quyết hợp lý.

Hướng dẫn cách tìm nguồn nước ngầm 

Là nguồn nước có sẵn và ít bị biến động theo mùa nên việc sử dụng nước ngầm sẽ chủ động hơn trong việc cung cấp nước, giá thành cũng rẻ hơn so với nước sạch. Do vậy, cách tìm nguồn nước ngầm để khoan giếng luôn là chủ đề nhận được sự quan tâm của rất nhiều người.

Theo thống kê của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường, chỉ tính đến năm 2013 nước ta đã có khoảng 17.2 triệu người (tức 21.5% dân số cả nước) đang sử dụng nguồn nước sinh hoạt từ giếng khoan. Vậy làm sao để tìm được mạch nước ngầm? quý khách có thể áp dụng theo hai cách dưới đây:

Hướng dẫn cách tìm nguồn nước ngầm 
Hướng dẫn cách tìm nguồn nước ngầm
  • Sử dụng hai thanh sắt nhỏ: Quý khách lấy hai thanh sắt nhỏ dài khoảng 50cm, hình chữ L. Sau đó ngoắc hai  thanh sắt trên ngón tay trỏ, hãy giữ thăng bằng cho thanh sắt, khi có mạch nước ngầm hai thanh sắt sẽ chuyển động dần đều. Khi thực hiện bạn cần điều động người đi theo hướng thanh sắt đang chuyển động, nếu gặp đúng mạch nước thanh sắt sẽ không còn lắc qua lắc lại nữa mà sẽ đứng yên.
  • Sử dụng máy dò nước ngầm: Đây là cách đơn giản, khoa học và ít tốn công sức, có thể tìm được mạch nước ngầm ở độ sâu 200m. Thông qua các loại máy dò nước ngầm, quý khách sẽ biết được độ sâu, cũng như chiều dài và chiều rộng của mạch nước đó, lượng nước ngầm tại vị trí đó nhiều hay ít.

Tuy nhiên, khả năng tái tạo của các mạch nước ngầm khi khai thác không cao. Vì vậy, nếu chúng ta tiến hành khai thác bừa bãi thì sớm hay muộn nguồn nước này cũng sẽ bị cạn kiệt và rất khó để tái tạo lại

Hậu quả dễ dẫn đến các vụ sạt lở đất, chính vì thế, chúng ta cần sử dụng nước một cách tiết kiệm, tránh gây lãng phí vì nước tuy dồi dào nhưng không phải là tài nguyên vô hạn.

Bên cạnh đó, việc sử dụng trực tiếp nước ngầm không qua xử lý sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật, nhất là khi thực trạng ô nhiễm môi trường nước ngầm ở nước ta đang trở thành vấn đề vô cùng nhức nhối.

Thế nên, hãy dùng bể lọc cát tự nhiên hoặc các thiết bị lọc nước công nghệ cao của những thương hiệu uy tín để làm sạch nước ngầm trước khi đưa vào sử dụng.

Các tầng nước dưới đất

Dựa vào vị trí, chúng ta có thể chia các tầng nước dưới đất thành 3 tầng chính sau đây:

Các tầng nước dưới đất
Các tầng nước dưới đất
  • Tầng nước ngấm: Đây là tầng nước ở trên cùng và ở trên nó sẽ không có tầng không thấm nước chặn. Đặc điểm của tầng nước ngầm là chịu sự tác động mạnh mẽ của thời tiết, nếu mưa nhiều mực nước dâng cao, nắng nhiều mực nước hạ xuống. Tầng nước dưới đất này được tạo ra từ nước trên bề mặt đất thấm xuống, sau đó lại được tháo tiêu ra sông, hồ.
  • Tầng nước ứ: Là tầng đất khó thấm nước nằm bên trên tầng thấm nước, khi mưa to nước hút không kịp, nước sẽ bị ứ lại trên tầng này và tạo thành tầng nước ứ. Lượng nước ứ sẽ ít dần đi hoặc mất hẳn do tiếp tục thấm xuống hoặc bị bốc hơi và cách biệt hoàn toàn với nước mặt đất.
  • Nước giữa tầng: Là nước trong tầng thấm nước nằm giữa hai tầng không thấm. Do nước giữa tầng ở sâu và nằm giữa hai tầng đất sét nên tầng nước này khá ổn định, không thay đổi theo mùa nắng mưa và chất lượng nước cũng tốt nhất.

Bên cạnh đó, nếu dựa trên tính chất chứa nước và tính chuyển nước của đất đá thì chúng ta có thể chia thành:

  • Tầng chứa nước: Là một hệ địa chất, tại đây nước có thể chứa và chuyển động, ví dụ như sỏi, đá, cát … Hiện nay, các nhà khoa học đã nêu rõ chỉ khi nước trong tầng được khai thác thì mới được gọi là tầng chứa nước.
  • Tầm thấm nước: Tính chứa nước và dẫn nước ở tầng này tương đối kém. Trong đất sét pha cát và đất thịt là loại đất chứa nước yếu.
  • Tầng chứa nhưng không thấm nước: Tức là địa chất này chỉ có khả năng chứa nước chứ không có khả năng dẫn nước, thí dụ như đất sét.
  • Tầng cách nước: Hệ địa chất này không chỉ có khả năng chứa nước mà còn có khả năng dẫn nước, thí dụ như đá granite.

So sánh nước ngầm và nước dưới đất

Trên thực tế, hiểu một cách đơn giản thì nước ngầm và nước dưới đất không khác nhau, vì như ở trên chúng tôi đã nói nước ngầm là một dạng của nước dưới đất.

So sánh nước ngầm và nước dưới đất
So sánh nước ngầm và nước dưới đất

Thế nhưng, nếu xét theo khía cạnh Địa Chất Thủy Văn thì nước ngầm là một thuật ngữ có nghĩa hẹp hơn nước dưới đất.

Cụ thể, để phân loại giới chuyên môn gọi nước ngầm là nước không áp, trọng lực dưới đất ở trong tầng chứa nước thứ nhất tính từ trên mặt xuống, phía trên nước ngầm không có lớp nước che phủ và nước trọng lực, thế nên bề mặt của nguồn nước ngầm là mặt thoáng tự do.

Trong khi đó, nước dưới đất bao gồm cả,

  • Nước ngầm,
  • Nước có áp (nước ACTEZI),
  • Nước trong đá,
  • Nước trong đới không khí.

Khi chúng ta muốn sử dụng nguồn nước dưới đất thì phải khoan sâu qua những tầng đất đá địa chất (theo thuật ngữ trong giới chuyên môn thì còn gọi là tầng chắn).

Hy vọng những thông tin trên đã giúp quý khách hiểu rõ mạch nước ngầm là gì và các vấn đề quan trọng liên quan. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào cần giải đáp, quý khách vui lòng liên hệ qua số HOTLINE : 0975 252 999 để được hỗ trợ miễn phí.

1 bình luận về “Nước ngầm là gì? Vai trò và ảnh hưởng của mạch nước ngầm”

Viết một bình luận

error: Content is protected !!
Call Now Button