Rác thải sinh hoạt là gì? Cách xử lý rác thải sinh hoạt hiệu quả

Rác thải sinh hoạt là gì? quy trình thu gom rác thải sinh hoạt, cũng như các cách xử lý hiệu quả đều là những thông tin mà mỗi chúng ta nên trang bị nhằm ngăn chặn ô nhiễm môi trường, hạn chế ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Đây cũng chính là lý do Thanh Bình triển khai nội dung bài viết hôm nay, xin mời quý khách cùng tham khảo!

Rác thải sinh hoạt là gì?

Rác thải sinh hoạt là loại rác thải phổ biến nhất hiện nay, chúng hầu như xuất hiện ở khắp mọi nơi có sự hiện diện của con người. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rác thải sinh hoạt là gì, tên gọi tiếng Anh như thế nào.

Theo Thanh Bình, khái niệm rác thải sinh hoạt là tổng hợp tất cả các loại rác thải rắn được xả ra môi trường trong quá trình sống, sinh hoạt, hoạt động, sản xuất của con người và động vật. Nguồn gốc phát sinh có thể từ hộ gia đình, bệnh viện, khu thương mại, nơi công cộng, ngành dịch vụ …

Rác thải sinh hoạt là gì?
Rác thải sinh hoạt là gì?

Về thành phần rác thải sinh hoạt, tùy thuộc vào từng địa phương, điều kiện kinh tế, mùa khí hậu, loại chất thải … khác nhau sẽ có đặc tính lý – hóa học khác nhau. Ví dụ:

  • Thành phần chất thải cháy được: Giấy, thực phẩm, hàng dệt, chất dẻo, gỗ, củi, rơm, rạ, da, cao su.
  • Thành phần rác thải sinh hoạt không cháy: Thủy tinh, kim loại sắt và kim loại phi sắt.
  • Thành phần chất thải sinh hoạt hỗn hợp: Không nằm trong hai nhóm trên, ví dụ như đá cuội, cát, đất, gạch, ngói.

Như vậy, với những thông tin trên đây đã giúp quý khách hiểu rác thải, chất thải sinh hoạt là gì rồi phải không nào? Vậy, rác thải sinh hoạt tiếng Anh là gì? câu trả lời là Domestic Waste, hãy lưu lại để thuận tiện cho việc tìm kiếm thêm tài liệu bằng tiếng nước ngoài.

Các loại rác thải sinh hoạt phổ biến nhất hiện nay

Sau khi đã hiểu rõ khái niệm chất thải sinh hoạt, liệu quý khách có thể kể tên rác thải sinh hoạt bao gồm những gì hay không? Nếu không, nội dung tiếp theo đây Thanh Bình sẽ bật mí cho quý khách 3 loại rác thải sinh hoạt phổ biến nhất, gồm:

Rác sinh hoạt hữu cơ

Rác hữu cơ trong sinh hoạt là những loại rác thải dễ phân hủy và có thể tận dụng ủ phân bón compost chăm sóc cây trồng hay dùng làm thức ăn cho động vật, gia súc gia cầm. Ví dụ, phần bỏ đi của rau, củ, quả; cơm canh, thức ăn thừa; các loại lá – cây – hoa – cỏ con người không sử dụng bị nhổ bỏ, chặt xén.

Các loại rác thải sinh hoạt phổ biến nhất hiện nay
Các loại rác thải sinh hoạt phổ biến nhất hiện nay

Rác sinh hoạt vô cơ

Là những chất thải không thể sử dụng được nữa, đồng thời cũng không có khả năng tái chế, hoặc phải tốn kém quá nhiều công sức và chi phí để tái chế.

Thế thì, các loại rác thải sinh hoạt vô cơ gồm những gì? Đó là các loại vật liệu xây dựng đã qua sử dụng hoặc bỏ đi (gạch, đá, sành, sứ); bao bì đựng thực phẩm (túi nilon, bình thủy tinh vỡ); dụng cụ, thiết bị trong đời sống hàng ngày (đồng hồ hỏng, băng đĩa nhạc, đồ cao su, đồ da).

Rác sinh hoạt tái chế

Khó phân hủy nhưng còn khả năng sử dụng, hoặc có thể tái chế thành những món đồ, sản phẩm mang lại lợi ích cho con người. Điển hình như chai nhựa, lon bia, quần áo cũ, thùng carton, sách báo, xô chậu vỡ, giấy lộn.

Quy trình thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt

Việc thu gom, xử lý chất thải sinh hoạt cần được thực hiện theo quy trình để đảm bảo sự vận hành liên tục và nhất quán. Thông thường quy trình thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt sẽ được thực hiện qua 4 bước chính sau:

  • Bước 1: Thu gom và phân loại rác sinh hoạt,
  • Bước 2: Tập kết tại các điểm để rác theo quy định của tổ dân phố,
  • Bước 3: Vận chuyển đến khu xử lý chất thải,
  • Bước 4: Phân loại sơ bộ lại một lần nữa và chọn phương pháp xử lý phù hợp,

Nhằm giúp quý khách hiểu rõ vấn đề hơn, thông tin chi tiết về quy trình thu gom và quy trình xử lý chất thải sinh hoạt sẽ được miêu tả cụ thể theo hai mô hình dưới đây:

Quy trình thu gom rác thải sinh hoạt
Quy trình thu gom rác thải sinh hoạt
Mô hình xử lý rác thải sinh hoạt
Mô hình xử lý rác thải sinh hoạt

Thực trạng rác thải sinh hoạt hiện nay

Thực trạng ô nhiễm rác thải sinh hoạt ở nông thôn, cũng như tại các thành phố lớn, điển hình là ở Hà Nội, TP. HCM ngày càng gia tăng. Cụ thể, mỗi năm khu vực nông thôn phát sinh trên 13 triệu tấn, trong khi đó tại Hà Nội lượng rác sinh hoạt xả ra môi trường cũng lên đến 6.500 tấn/ngày.

Nếu rác sinh hoạt không được giải quyết triệt để sẽ để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho môi trường và sức khỏe con người. Chính vì thế, dù ở nông thôn hay thành thị thì vấn đề xử lý rác chất thải sinh hoạt cần phải được chú trọng, có giải pháp tối ưu để xử lý.

Cụ thể những giải pháp đó là gì thì sẽ được Thanh Bình bật mí ở phần tiếp theo của bài viết, còn bây giờ chúng ta hãy cùng nhau điểm qua một số nguyên nhân, cũng như tác hại của ô nhiễm rác sinh hoạt nhé!

Nguyên nhân gây ô nhiễm rác thải sinh hoạt

Có rất nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm rác thải sinh hoạt, dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất:

  • Ý thức người dân kém: Một số người sẵn sàng thải rác ở bất kỳ đâu khiến các bãi rác “tự nhiên” bất chấp mọc lên ở mọi vị trí, việc dọn dẹp, thu gom vì thế gặp nhiều khó khăn hơn.
  • Xử lý và phân loại rác thải không đúng cách: Phần lớn tại các hộ gia đình, rác thải hữu cơ dễ phân hủy và rác thải vô cơ, tái chế vẫn được bỏ chung một thùng, hoặc một bao bì để đem đi xử lý.
  • Thiếu hệ thống quản lý chất thải: Hệ thống quản lý chất thải còn hạn chế, ứng dụng kỹ thuật lạc hậu cũng khiến khối lượng rác thải xử lý được so với khối lượng rác thải xả ra môi trường không đủ tiêu chuẩn.
  • Sự thiếu quan tâm của chính quyền: Làm thực trạng rác thải sinh hoạt ở Hà Nội, nông thôn và các thành phố lớn gây ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng hơn do vấn đề chỉ được giải quyết qua loa, hời hợt.
Nguyên nhân gây ô nhiễm rác thải sinh hoạt
Nguyên nhân gây ô nhiễm rác thải sinh hoạt

Tác hại của rác thải sinh hoạt

Ô nhiễm rác thải sinh hoạt để lại vô vàn những hậu quả nghiêm trọng, điển hình như:

  • Rác thải sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường: Bao gồm ô nhiễm môi trường nước mặt và nước ngầm, ô nhiễm môi trường đất, ô nhiễm môi trường không khí.
  • Gia tăng các loại côn trùng gây hại: Ruồi, muỗi, gián, chuột.
  • Ảnh hưởng đến sự tồn tại của hệ sinh vật: Khi thành phần và tính chất của nước, đất, không khí bị biến đổi theo chiều hướng xấu sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của cây trồng, vật nuôi.
  • Tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật: Bệnh vàng da, kiết lị, sốt rét, các bệnh về hệ hô hấp, mắt, thần kinh, ung thư, dị tật bẩm sinh.

Các cách xử lý rác thải sinh hoạt hiệu quả nhất

Để tránh việc rác thải sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe, chúng ta cần có các biện pháp xử lý rác thải hiệu quả, an toàn. Dưới đây, Thanh Bình xin đưa ra một số phương pháp xử lý rác thải được sử dụng nhiều nhất hiện nay, cũng như ưu nhược điểm của từng phương pháp.

Sử dụng xe thu gom rác thải sinh hoạt về nơi tập kết

Việc dùng xe thu gom rác thải đang được áp dụng tại nhiều địa phương, từ vùng nông thôn cho đến thành phố. Ưu điểm của xe thu gom rác là tính tiện lợi, tăng năng suất lao động, thu gom rác nhanh, vận chuyển được khối lượng rác lớn, giảm độc hại do rác thải gây ra. Nhược điểm là chỉ dừng lại ở khâu trung chuyển, không phải là phương pháp xử lý triệt để.

Sử dụng xe thu gom rác thải sinh hoạt về nơi tập kết
Sử dụng xe thu gom rác thải sinh hoạt về nơi tập kết

Sử dụng máy ép rác thải sinh hoạt

Đây là cách xử lý rác thải sinh hoạt tại gia đình giúp tiết kiệm thời gian cho người nội trợ vì không phải đi đổ rác mỗi ngày, đồng thời cũng tiết kiệm khoảng không gian gia lưu trữ rác vì rác thải được nén thành khối nên kích thước sẽ nhỏ đi rất nhiều. Nhược điểm là chi phí đắt đỏ, chỉ làm giảm số lượng chất thải, cần phải hiểu rõ nguyên lý hoạt động của máy ép.

Sử dụng lò xử lý rác thải sinh hoạt

Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là lưu trữ và xử lý được khối lượng lớn rác thải (tùy theo quy mô của từng lò). Nhược điểm là không sử dụng được cho quy mô hộ gia đình mà chỉ dành cho các dịch vụ vệ sinh môi trường, chi phí đầu tư lớn.

Ngoài ra, hầu hết các lò xử lý rác thải sinh hoạt hiện nay đều sử dụng phương pháp nhiệt nên chỉ áp dụng được cho các loại chất thải có khả năng bắt cháy.

Xem thêm: Một số mẫu lò đốt rác thải sinh hoạt gia đình

Chôn lấp rác thải sinh hoạt

Hầu hết các nước đang phát triển đều áp dụng cách xử lý này. Điểm mạnh là đơn giản, dễ thực hiện, áp dụng được cho cả quy mô hộ gia đình và cộng đồng, xử lý được khối lượng lớn rác thải trong thời gian ngắn.

Hạn chế là tiêu tốn diện tích đất, nếu hố chôn không được gia cố cẩn thận thì dễ dẫn đến ô nhiễm môi trường nước và môi trường đất tại khu vực chôn rác.

Chôn lấp rác thải sinh hoạt
Chôn lấp rác thải sinh hoạt

Ủ rác thải sinh hoạt

Phương pháp này chỉ thích hợp để xử lý rác sinh hoạt hữu cơ dễ phân hủy, do đó quý khách cần phân loại rác trước. Sau đó chuẩn bị thùng phi nhựa hoặc xây hầm biogas để ủ rác.

Ưu điểm là vừa giúp xử lý triệt để rác hữu cơ, vừa tận dụng được lượng phân bón cho hoạt động trồng trọt, tiết kiệm chi phí đầu tư cho ngành nông nghiệp,  hạn chế lượng rác xả ra môi trường mỗi ngày. Nhược điểm là không thể áp dụng với các loại rác thải khó phân hủy.

Xử lý rác thải sinh hoạt bằng giun quế

Thêm một cách xử lý rác thải sinh hoạt tại gia đình tuyệt vời cho quý khách tham khảo, đó là sử dụng giun quế. Ưu điểm là sự thuận tiện, hợp vệ sinh, mang lại nhiều lợi ích cho người dân như phân giun quế đem bón cho cây trồng rất tốt, giun quế nuôi bằng rác thì dùng làm thức ăn cho gà, cá, hoặc đem bán để tăng thu nhập. Tuy nhiên, cách này cũng chỉ áp dụng được với rác sinh hoạt hữu cơ nên quý khách cũng cần phải phân loại trước.

Cuối cùng, công ty hút bể phốt Thanh Bình tin rằng bài viết về chủ đề “Rác thải sinh hoạt là gì? Cách xử lý rác thải sinh hoạt hiệu quả” đã đem đến cho quý khách những thông tin hữu ích, mọi thắc mắc xin hãy gọi đến số HOTLINE : 0975 252 999 để nhận tư vấn hỗ trợ miễn phí từ chúng tôi.

Viết một bình luận

error: Content is protected !!
Call Now Button