TOP 5 phương pháp xử lý nước thải y tế an toàn, hiệu quả

Nước thải y tế tiềm ẩn nhiều mầm bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng rất xấu đến môi trường. Chính vì thế, việc tìm ra cách xử lý nước thải y tế an toàn, hiệu quả là việc làm cấp bách. Trong nội dung bài viết hôm nay, chuyên gia Thanh Bình sẽ cùng quý khách đi tìm giải pháp cho vấn đề này!

Nước thải y tế là gì?

Nước thải y tế là gì? Đây là loại dung dịch được phát sinh ra trong quá trình sinh hoạt, sản xuất, thăm khám và điều trị bệnh tại các cơ sở y tế, bệnh viện, phòng khám, không phân biệt cơ sở công hay tư nhân. Nguồn tiếp nhận là những nơi mà nước thải y tế thải vào, nước mặt, vùng nước ven bờ, hệ thống thoát nước.

Thành phần nước thải y tế chủ yếu gồm:

  • Chất hữu cơ, chất dinh dưỡng,
  • Chất rắn lơ lửng,
  • Vi trùng, vi khuẩn gây bệnh, điển hình như Salmonella, virus đường tiêu hóa, tụ cầu, liên cầu, bại liệt, các loại ký sinh trùng, nấm, amip …
  • Những mầm bệnh sinh học khác trong máu, mủ, dịch tiết, phân và nước tiểu của người bệnh,
  • Những loại hóa chất độc hại từ chế phẩm điều trị, chất phóng xạ, …
Nước thải y tế là gì?
Nước thải y tế là gì?

Trong đó, thành phần gây ô nhiễm chính gồm:

  • pH
  • SS
  • BOD
  • COD
  • Coliform

Chứa rất nhiều nguồn gây nguy hiểm cho sức khỏe con người và môi trường sống nên nước thải y tế hiện nay đang được xếp vào danh sách chất thải nguy hại cần phải tuân thủ theo những quy chuẩn, quy trình xử lý nghiêm ngặt theo quy định của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường.

Quy chuẩn nước thải y tế mới nhất

Để kiểm soát thành phần nguy hại, cơ quan chức năng đã ban hành các tiêu chuẩn nước thải y tế. Cụ thể là quy chuẩn 28 về nước thải y tế (QCVN 28:2010/BTNMT), áp dụng cho tất cả các cá nhân, tổ chức có liên quan đến hoạt động xả thải nước thải y tế ra môi trường.

Nội dung chính trong quy chuẩn QCVN 28 2010 về nước thải y tế là quy định về giá trị tối đa cho phép của các thông số và các chất gây ô nhiễm trong nước thải y tế tại những cơ sở kinh doanh dịch vụ khám, chữa bệnh.

Theo đó, giá trị tối đa (Cmax) sẽ được tính như sau:

Cmax = C x K  

Trong đó: 

  • C là giá trị của các thông số và những chất gây ô nhiễm
  • K là hệ số về quy mô, cũng như loại hình cơ sở y tế

– Bảng quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm:

Bảng quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm

Ghi chú:

  • KPH: Không phát hiện
  • α và β: Chỉ áp dụng đối với cơ sở y tế sử dụng nguồn phóng xạ
  • Cột C: Thông số tối đa cho phép thành phần nguy hại khi thải vào nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
  • Cột B: Thông số tối đa cho phép thành phần nguy hại khi thải vào nguồn nước không được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

Bảng quy định giá trị của hệ số K:

Bảng quy định giá trị của hệ số K

Để hiểu rõ hơn về những tiêu chuẩn, quy chuẩn nước thải y tế QCVN 28:2010/BTNMT, quý khách vui lòng xem thông tin chi tiết TẠI ĐÂY.

Quy trình xử lý nước thải y tế chuẩn chất lượng

Tại các cơ sở y tế, nước thải được chia thành 4 nhóm chính, cụ thể gồm:

  • Nước mưa
  • Nước thải sinh hoạt
  • Nước thải khám và điều trị bệnh
  • Nước thải từ nhà bếp

Do mức độ nguy hại khác nhau nên quy trình xử lý nước thải y tế cũng có sự khác biệt. Dưới đây là sơ đồ tổng quát về quy trình xử lý dành cho từng nhóm riêng biệt quý khách có thể tham khảo:

Quy trình xử lý nước thải y tế chuẩn chất lượng
Quy trình xử lý nước thải y tế chuẩn chất lượng

Một số phương pháp xử lý nước thải y tế hiện đại, an toàn

Do tính chất đặc biệt của nước thải y tế (có thể chứa nhiều vi khuẩn, mầm bệnh nguy hiểm) nên cần phải có phương pháp xử lý phù hợp, an toàn. Dưới đây Thanh Bình xin được gửi tới quý khách một số phương pháp xử lý nước thải y tế tân tiến, hiện đại và an toàn nhất hiện nay.

Áp dụng hệ thống xử lý nước thải y tế bằng công nghệ lọc sinh học nhỏ giọt

Nguyên lý hoạt động của phương pháp này là sử dụng các lớp vật liệu đệm sinh học để phân tách nước thải thành các mảng nhỏ, dưới sự tác động của vi sinh vật hiếu khí sẽ loại bỏ hoàn toàn các chất hữu cơ.

Toàn bộ quy trình này này được diễn ra trong hệ thống tháp dạng kín, không cần nhờ đến máy bơm sục. Cuối cùng, nước thải sẽ được cho sang bể lắng bùn lamen để khử trùng bằng hóa chất sao cho đảm bảo tiêu chuẩn nước thải đầu ra.

Áp dụng hệ thống xử lý nước thải y tế bằng công nghệ lọc sinh học nhỏ giọt
Áp dụng hệ thống xử lý nước thải y tế bằng công nghệ lọc sinh học nhỏ giọt

Hiện nay, công nghệ lọc sinh học nhỏ giọt đang được áp dụng rộng rãi, chuyên dùng để xử lý nước thải phòng thí nghiệm trường học, xử lý nước thải phòng khám nha khoa, trạm y tế và các cơ sở y tế nói chung.

Lý do, đem lại hiệu quả xử lý cao đối với nước thải có mức độ ô nhiễm vừa phải, kết cấu máy xử lý nước thải y tế bằng công nghệ lọc sinh học đơn giản, dễ lắp đặt, thuận tiện khi sử dụng. Ngoài ra còn không gây tiếng ồn, tiêu thụ ít điện năng và có thể không cần cấp khí cưỡng bức.

Xử lý nước thải y tế phòng khám theo nguyên tắc AAO

Tiếp đến là công nghệ xử lý nước thải y tế tuân thủ theo nguyên tắc AAO. Tức là công nghệ kết hợp cả 3 quy trình sau:

  • Phân hủy hiếu khí (anaerobic): Vi sinh vật sử dụng nguồn oxy dồi dào để phân hủy những  chất hữu cơ phức tạp thành các chất hữu cơ đơn giản.
  • Phân hủy hiếu khí (anoxic): Là quá trình phân hủy trong môi trường không có oxy, khiến hệ vi sinh vật phải sử dụng lượng oxy khác (tức nguyên tử O có trong phân tử NO2- hoặc NO3-), vì vậy hiệu quả khử độc sẽ cao hơn.
  • Phân hủy kỵ khí: Được chia làm 4 giai đoạn, Thủy Phân – Lên Men – Giấm Hóa – Metan Hóa.

Ưu điểm của phương pháp này là hoàn toàn có thể xử lý nước thải y tế phòng khám có mức độ ô nhiễm cao, không phân tán mùi. Đồng thời, chi phí lắp đặt hệ thống xử lý nước thải y tế theo nguyên tắc AAO cũng khá nhanh, kết cấu gọn nên không chiếm nhiều diện tính, dễ dàng phối hợp với các bể xử lý có sẵn.

Lưu ý: Khi áp dụng phương pháp AAO cần phải bảo dưỡng màng lọc thường xuyên để đảm bảo chất lượng nước thải sau xử lý được tốt nhất.

Xử lý nước thải phòng khám bằng bùn hoạt tính trong bể hiếu khí

Dùng bùn hoạt tính cũng là một trong những phương pháp xử lý nước thải trạm y tế an toàn, cho kết quả khả quan, đặc biệt là đối với nhóm nước thải y tế chứa thành phần hữu cơ và amoni cao.

Xử lý nước thải phòng khám bằng bùn hoạt tính trong bể hiếu khí
Xử lý nước thải phòng khám bằng bùn hoạt tính trong bể hiếu khí

Điều kiện thực hiện phương pháp xử lý nước thải bằng bùn hoạt tính bắt buộc phải có bể hiếu khí, bể lắng và máy bơm sục khí. Ban đầu, nước thải đầu vào sẽ được hòa tan với không khí dưới tác động của sinh vật để phân hủy cacbon và nitơ.

Tại bể hiếu khí sẽ xảy ra phản ứng hóa học để loại bỏ hoàn toàn các chất hữu cơ, bể lắng có nhiệm vụ tách các chất rắn, chất cặn bã ra khỏi nước thải nhờ nhờ quá trình sục khí bằng máy bơm.

Nhiều chuyên gia nhận định rằng, chi phí đầu tư kết cấu cho phương pháp này thấp nhưng chi phí vận hành cao, tiêu tốn nhiều điện năng để cung cấp không khí cưỡng bức. Nếu vận hành không đúng sẽ phát ra tiếng động, xuất hiện mùi hôi và xảy ra hiện tượng bùn khó lắng, lúc này chỉ những chuyên viên được đào tạo chuyên môn bài bản mới có thể khắc phục.

Chức năng chính của công nghệ xử lý nước thải y tế bằng bùn hoạt tính là:

  • Oxy hóa cBOD: CBOD (protein) +o2àc5h7o2n (tế bào) + CO2 + H2O + NH4+ +  SO42- +HPO42-
  • Oxy hóa nCOD: Nbod (ion amoni) + O2 + C5H7O2N (tế bào) +NO3- + H2O
  • Loại bỏ kim loại nặng: Kẽm, chì, sắt, nhôm, thủy ngân …

Xử lý nước thải phòng thí nghiệm bằng hồ sinh học ổn định

Nhắc đến các phương pháp xử lý nước thải tại các cơ sở y tế, phòng thí nghiệm trường học, phòng khám nha khoa … không thể không kể đến công nghệ hồ sinh học ổn định. Thích hợp nhất khi xử lý nước thải có mức độ ô nhiễm từ thấp tới trung bình.

Xử lý nước thải phòng thí nghiệm bằng hồ sinh học ổn định
Xử lý nước thải phòng thí nghiệm bằng hồ sinh học ổn định

Để đạt hiệu quả cao với phương pháp này, nhiệt độ trong hồ sinh học không được phép thấp hơn 6 độ C. Hàm lượng oxy trong quá trình quang hợp do rêu tảo sẽ được các vi sinh vật hấp thụ nhằm oxy hóa các chất hữu cơ. Sau đó, rêu tảo lại tiêu thị lượng CO2, nitrat amon và photpho sinh ra trong quá trình phân hủy các chất hữu cơ.

Hồ sinh học xử lý nước thải bệnh viện gồm 3 loại chính, gồm: Hồ hiếu khí, hồ kỵ khí và hồ tùy tiện. Chi phí đầu tư hồ sinh học, vận hành và bảo trì thấp, thực hiện dễ dàng nên không đòi hỏi nhân viên có trình độ cao. Hạn chế là chiếm nhiều diện tích đất sử dụng cho công trình.

Xử lý nước thải trạm y tế bằng bãi lọc trồng cây

Cũng giống như hồ sinh học, sử dụng bãi lọc trồng cây (dòng chảy ngang, dòng chảy đứng) kết hợp với bể lọc yếm khí sẽ phù hợp khi xử lý nước thải y tế phòng khám ở mức độ ô nhiễm thấp và trung bình.

Khi áp dụng phương pháp này sẽ giúp cơ sở tiết kiệm được nguồn ngân sách khá lớn vì chi phí đầu tư, vận hành và bảo dưỡng không cao, hiệu quả xử lý các chỉ tiêu hóa lý tốt, lại tạo cảnh quan thiên nhiên đẹp, thân thiện với môi trường.

Lưu ý: Hiệu quả loại bỏ độc tố trên bãi lọc không đảm bảo nếu thời gian lưu dưới 7 ngày. Trong trường hợp tải lượng ô nhiễm cao cần phải đầu tư thêm bể yếm khí.

Trên đây là TOP 5 phương pháp xử lý nước thải y tế an toàn, hiệu quả, đang được ưu tiên áp dụng nhiều nhất hiện nay. Nếu còn băn khoăn về vấn đề này, quý khách vui lòng liên hệ công ty hút bể phốt Thanh Bình qua số HOTLINE : 0975 252 999 để được giải đáp miễn phí 24/24.

Viết một bình luận

error: Content is protected !!
Call Now Button