Thực trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam nói riêng và trên toàn thế giới nói chung ngày càng trở nên trầm trọng, thậm chí có thể đe dọa đến chất lượng cuộc sống cũng như tính mạng con người.
Chính vì thế, tất cả chúng ta cần phải hiểu rõ ô nhiễm không khí là gì, nguyên nhân và biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường không khí như thế nào để tự trang bị cho mình những kiến thức vững chắc, tuyên truyền cho những người xung quanh cùng chung tay góp sức bảo vệ sự sống trên Trái Đất.
Mục Lục
Ô nhiễm môi trường khí là gì?
Để hiểu sâu sắc về khái niệm ô nhiễm môi trường không khí thì trước tiên quý khách phải biết được môi trường không khí là gì? Theo thông tin từ chuyên gia, môi trường không khí là hỗn hợp các chất bao quanh Trái Đất để duy trì và bảo vệ sự sống trên toàn bộ hành tinh này.
Vậy thì, ô nhiễm môi trường không khí là gì? Đây là khái niệm dùng để chỉ hiện tượng không khí bị nhiễm bẩn, có sự thay đổi các thành phần theo chiều hướng xấu, hoặc xuất hiện các khí lạ gây hại cho sức khỏe nhân loại, dẫn đến biến đổi khí hậu, đe dọa sự sống còn trên Trái Đất. Ô nhiễm không khí có tên gọi bằng tiếng Anh là Air pollution.
Xem thêm: Biến đổi khí hậu là gì ?
Biểu hiện của ô nhiễm môi trường không khí điển hình nhất là sự tỏa mùi bất thường (mùi khét, mùi khai, mùi hôi thối, mùi hắc …), bụi bẩn xuất hiện nhiều trên bề mặt đồ vật trong nhà, các đám bụi ngoài trời giống như sương mù nên làm giảm tầm nhìn xa, màu sắc không khí xung quanh xám xịt như màu khói.
Bên cạnh đó, cách tốt nhất để xác định chính xác vấn đề ô nhiễm môi trường không khí là quý khách cũng cần biết các chỉ số ô nhiễm không khí là gì. Hiểu một cách đơn giản, chỉ số ô nhiễm không khí chính là thước đo mức độ ô nhiễm không khí ở thời điểm hiện tại hoặc dự báo mật độ ô nhiễm không khí trong tương lai. Chỉ số này có tên gọi viết tắt là AQI, thường dùng làm tư liệu để thống kê ô nhiễm không khí toàn cầu.
Ở mỗi quốc gia đều có thang đo AQI riêng, tuy nhiên theo hệ số ô nhiễm không khí của WHO thì mức độ ô nhiễm không khí sẽ được tính theo các thông số trong hình dưới đây:
Hiện nay, tỷ lệ ô nhiễm không khí bụi mịn và các loại bụi nói chúng ngày càng gia tăng đến mức báo động, bằng chứng là những hình ảnh ô nhiễm môi trường không khí xuất hiện ở khắp nơi trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Ví dụ về ô nhiễm môi trường không khí hiện nay ở Ấn Độ (điển hình là thủ đô New Delhi), Trung Quốc, Hàn Quốc … Hay cụ thể là ở Hà Nội (Việt Nam) vào lúc 6 giờ sáng ngày 12/01/2020, chỉ số AQI lên đến 338, chạm mức nguy hại nghiêm trọng cho sức khỏe.
Thực trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam và các quốc gia trên thế giới
Thực trạng mức độ ô nhiễm môi trường không khí trên thế đang vượt ngưỡng an toàn, trở thành nỗi lo chung của toàn cầu. Ô nhiễm không khí hiện nay xuất hiện ở khắp mọi nơi, từ trong nhà, tại các khu công nghiệp, ở các thành phố lớn, rộng hơn là ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa, đới nóng và đới lạnh. Trong đó, Việt Nam cũng là một trong những quốc gia ô nhiễm không khí nhất thế giới. Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết nhé!
Thực trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam
Trong năm 2019, ô nhiễm môi trường không khí tại Việt Nam hiện nay có chuyển biến rất xấu so với thời điểm cùng kỳ ở các năm trước. Đây là thông tin được Tiến sĩ Kidong Park – Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam khẳng định trên báo VnExpress.
Đồng thời, ông cũng một lần nữa nhấn mạnh về mức độ ô nhiễm môi trường không khí tại Việt Nam có ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Cụ thể, trong năm 2016 có tới 60.000 ca tử vong do đột quỵ, đau tim và các bệnh về phổi có liên quan đến ô nhiễm không khí.
Không dừng lại đó, theo báo cáo hàng năm của tạp chí EPI (thuộc Mỹ), Việt Nam hiện đang đứng trong TOP 10 các quốc gia ô nhiễm không khí nhất Châu Á, chỉ số ô nhiễm không khí thường xuyên chạm mức nguy hại. Sự ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí tại Hà Nội
Ô nhiễm môi trường không khí hiện nay ở Hà Nội đang là nỗi quan tâm chung của mọi người dân sống trên địa bàn này, cũng như các cơ quan chức năng. Bởi vì, ô nhiễm không khí ở Hà Nội thường xuyên rơi vào mức cảnh báo nguy hiểm.
Không chỉ là nơi ô nhiễm không khí nhất tại Việt Nam, Hà Nội còn luôn lọt trong danh sách đen các thủ đô có bầu không khí ô nhiễm nhất thế giới, vượt quá mức nguy hại cho sức khỏe.
Gần đây nhất là ngày 14/1/2020, Tổ chức đo chất lượng không khí thế giới (Air Visual) đã đo ô nhiễm không khí Hà Nội theo cách tính AQI của Mỹ thì rơi vào ngưỡng màu tím. Điều này chứng tỏ mức độ ô nhiễm môi trường không khí ở Hà Nội liên tục xấu đi.
Theo đó, các chỉ số ô nhiễm môi trường không khí ở Hà Nội tại các khu vực có hệ số AQI cao nhất gồm: Chợ hoa Quảng An (261), phố Hàng Bài (233), Nhổn (228), đường Phạm Văn Đồng (224), hồ Thành Công (224), Mỹ Đình (209), … Còn chỉ số ô nhiễm không khí Hà Nội hôm nay (18/01) là 113, ở ngưỡng Cam.
Ngoài ra, theo đại diện WHO tại Việt Nam, chỉ số ô nhiễm không khí bụi mịn (PM2.5) ở mức an toàn là 10 μg/m3. Thế nhưng, trong năm 2016 ô nhiễm môi trường không khí tại Hà Nội là 48 μg/m3, cao gấp nhiều lần so với quy định.
Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí tại TPHCM
Xét về mặt bằng chung, so với ô nhiễm không khí tại Hà Nội, ô nhiễm môi trường không khí ở TPHCM có mức độ nhẹ hơn một chút. Tuy nhiên, cũng có nhiều thời điểm trong năm 2019, ô nhiễm không khí tại TPHCM “vượt mặt” Hà Nội và lọt vào TOP 11 thành phố ô nhiễm nhất toàn cầu, cụ thể là ngày 22/12/2019.
Cũng theo WHO, ô nhiễm không khí ở Sài Gòn có chỉ số PM2.5 là 42 μg/m3, thấp hơn 6 đơn vị so với Hà Nội, cao gấp hơn 4 lần so với mức tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới.
Trong hôm nay, ngày 18/1, TPHCM ô nhiễm không khí nghiêm trọng hơn Hà Nội với giá trị AQI là 153 – tương ứng với ngưỡng cảnh báo màu đỏ. Với chỉ số này, ô nhiễm môi trường không khí ở TPHCM xếp thứ 19 trong bảng xếp hạng ô nhiễm không khí toàn cầu.
Ngoài Hà Nội và TPHCM thì tình trạng ô nhiễm không khí xảy ra ở hầu hết các tỉnh, thành phố lớn tại Việt Nam như: Ô nhiễm không khí ở Hải Phòng, Bắc Ninh, Bình Dương, Kiên Giang, Bà rịa Vũng Tàu … Đặc điểm chung của những tỉnh có mức độ ô nhiễm cao là do tập trung đông dân cư cũng như có nhiều khu công nghiệp, xưởng sản xuất, khu khai thác đá, than, dầu mỏ …
Thực trạng ô nhiễm không khí trên toàn cầu
Ngoài Việt Nam thì tình trạng ô nhiễm không khí cũng xảy ra trên toàn cầu, đặc biệt là tại các quốc gia, thành phố đông dân cư và đang phát triển như: Bắc Kinh (Trung Quốc), Bangkok (Thái Lan), Ấn Độ, Hàn Quốc, …. Trong đó, Ấn Độ là quốc gia có mức độ ô nhiễm không khí trên thế giới cao nhất.
Hình ảnh ô nhiễm không khí ở Bangkok (Thái Lan)
Hình ảnh ô nhiễm không khí ở Bắc Kinh (Trung Quốc)
Hình ảnh ô nhiễm không khí ở Ấn Độ
Hình ảnh ô nhiễm không khí ở Hàn Quốc
Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí chủ yếu
Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí bằng tiếng Anh là Causes of air pollution. Việc xác định chính xác nguyên nhân sẽ giúp chúng ta loại bỏ sự ô nhiễm không khí triệt để, tránh lặp lại sai phạm gây nguy hại cho môi trường sống của nhân loại.
Trên thực tế, đối với ô nhiễm không khí, nguyên nhân có thể bắt nguồn từ nhiều khía cạnh khác nhau, có thể do ô nhiễm không khí tự nhiên hoặc nhân tạo. Tuy nhiên, trong nội dung tiếp theo đây Thanh Bình chỉ đề cập đến 12 nguyên nhân gây ô nhiễm không khí phổ biến nhất do người phát ngôn của UBND thành phố Hà Nội – ông Vũ Đăng Định chỉ ra. Cụ thể gồm:
Ô nhiễm không khí từ phương tiện giao thông
Nguyên nhân đầu tiên trong số 12 nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí là từ phương tiện giao thông, điển hình là xe máy và các loại xe ô tô. Bởi vì, xe máy là nguồn thải ra các loại khí như CO, VOC; còn xe khách, xe tải lại là tác nhân xả khí NO2, SO2. Những chất này sẽ khiến không khí trở nên bụi và đục hơn, không còn sạch sẽ.
Ô nhiễm do đun bếp than tổ ong, đốt củi
Khi đun nấu bằng than tổ ong và đốt củi sẽ sản sinh ra rất nhiều các khí như CO, CO2, NOx, SOx …các chất này được lan tỏa ra môi trường sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến bầu không khí, khiến môi trường sống nhiễm bẩn.
Ô nhiễm do xây dựng, phá dỡ các công trình
Một trong số các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí tiếp theo là do quá trình xây dựng, phá dỡ các công trình đã tạo ra một số lượng lớn bụi nói chung, bụi mịn và các loại bụi nhỏ hơn nói riêng. Trong khí đó, các chủ đầu tư lại chưa chú trọng vào việc tìm ra phương pháp giảm thiểu bụi và các khí thải gây ô nhiễm môi trường.
Ô nhiễm do vận chuyển vật liệu
Trong quá trình vận chuyển vật liệu cũng làm tăng lượng khí thải ra môi trường, bên cạnh đó nếu vật liệu không được che chắn cẩn thận thì sẽ bị rơi vãi trên đường gây mất thẩm mỹ, mất vệ sinh và ảnh hưởng đến sự an toàn của những người đang tham gia giao thông. Do đó, nếu vận chuyển vật liệu không đúng cách thì đừng hỏi tại sao ô nhiễm không khí tăng cao.
Ô nhiễm do hệ thống thoát nước chưa được xử lý
Nguyên nhân ô nhiễm môi trường không khí thứ 5 là do hệ thống thoát nước chưa được xử lý an toàn, triệt để. Dẫn đến, nguồn nước bị tắc nghẽn hoặc bị tràn ra bên ngoài gây nên mùi hôi thối khó chịu, cùng với đó là các khí độc như CH4, HS2 … được sản sinh trong quá trình phân hủy chất thải cũng chính là kẻ thù của bầu khí quyển.
Ô nhiễm do các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm
Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí tiếp theo là bắt nguồn từ các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm. Theo nguồn thông tin từ Tổ chức Nông Lương thế giới (FAO), được biết các chất thải gia súc gia cầm sản sinh ra 65% lượng N2O (Nitơ oxit). So với CO2 thì N2O có khả năng hấp thụ năng lượng mặt trời cao cấp 296 lần và cũng là một trong những tác nhân gây hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm không khí.
Ô nhiễm môi trường không khí do đốt rơm rạ, rác
Nhắc đến các nguồn gây ô nhiễm không khí không thể không kể đến hoạt động đốt rơm rạ sau mỗi vụ mùa và đốt rác bởi việc làm này cũng tạo ra các loại khí như CO, CO2, NO2, SO2, H2O và các loại bụi mịn, bụi nano.
Thế nhưng điều đáng nói là, nhiều người (nhất là bà con vùng nông thôn) vẫn không biết đây là hành động gây ô nhiễm, họ còn cho rằng điều này sẽ làm sạch khuôn viên sống, giúp tiêu hủy những loại rác thải không dùng đến.
Ngoài gây ô nhiễm bầu không khí, đốt rơm rạ trên chính cánh đồng còn là tác nhân khiến các chất hữu cơ trong rơm rạ đều biến thành chất vô cơ dưới tác động của nhiệt độ, dẫn đến ô nhiễm môi trường đất, gây hại cho cây trồng.
Ô nhiễm do vứt rác bừa bãi, thu gom rác thải chưa tốt
Các bãi rác tự phát không được quản lý, thu gom hoặc xử lý theo đúng tiêu chuẩn kĩ thuật sau một thời gian sẽ là nơi phát tán dịch bệnh, mùi hôi khó chịu và đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí phổ biến.
Ô nhiễm không khí do ô nhiễm ao hồ lâu năm
Việc ao hồ bị ô nhiều năm không được xử lý cũng được xem là 1 trong 12 nguyên nhân ô nhiễm môi trường không khí được người phát ngôn của UBND thành phố Hà Nội khẳng định. Bời vì ao hồ bị ô nhiễm không chỉ gây mùi hôi mà còn sinh ra nhiều chất khí độc hại.
Ô nhiễm do bùn thải bể tự hoại chưa được xử lý
Trung bình khoảng 2 – 3 năm thì bùn thải bể tự hoại sẽ đầy và người dân, các cơ quan, đơn vị cần gọi dịch vụ thông hút bể phốt để nạo vét khơi thông. Tuy nhiên, nhiều công ty sau khi hút bể phốt lại đổ trực tiếp ra môi trường thay vì đem đi xử lý triệt để, điều này đã gây nên gánh nặng rất lớn cho bầu không khí.
Ô nhiễm không khí từ các nhà máy
Khí thải từ các nhà máy sản xuất hóa chất, than, dầu, khí đốt, luyện kim … được xem là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí chính. Bởi trong khí thải từ nhà mắt chứa rất nhiều khí CO2, bụi bẩn, mùi khói … chúng sẽ khiến không khí mờ ảo như màn sương do bị nhiễm bẩn.
Ô nhiễm không khí do yếu tố tự nhiên
Đó có thể là những tác động của khí hậu và thời tiết chuyển mùa, ô nhiễm không khí từ gió, do núi lửa phun trào, cháy rừng tự phát, phân hủy các chân hữu cơ trong tự nhiên, bão cát …
Ngoài 12 nguyên nhân gây ô nhiễm không khí kể trên thì việc sử dụng các hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật … vượt quá liều lượng khuyến cáo cũng góp phần hủy diệt môi trường không khí bao quanh Trái Đất. Bên cạnh đó, ô nhiễm không khí trong nhà còn do khói thuốc lá, các chất tẩy rửa, sơn, bếp lò, thiết bị điện tử …
Các hậu quả của ô nhiễm môi trường không khí gây ra
Ô nhiễm không khí có tác hại gì, gây ra hậu quả gì? Câu trả lời là những hậu quả chủ yếu của ô nhiễm không khí mang lại cho nhân loại rất nghiêm trọng, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà còn gia tăng các bệnh hiểm nghèo, đe dọa sự sống của hệ sinh thái trên Trái Đất.
Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến con người
Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe con người, gây nên nhiều bệnh tật có mức độ nguy hiểm từ nhẹ đến nặng tùy theo tình trạng ô nhiễm tại mỗi vùng miền và cơ địa của từng người. Chịu tác động xấu nhất là trẻ nhỏ, người già, …
Vậy trên thực tế ô nhiễm không khí gây ra những bệnh gì? Nếu nhẹ, hậu quả ô nhiễm môi trường không khí sẽ gây chảy nước mắt, dị ứng da, đau họng, đau đầu, chóng mặt, tức ngực, buồn nôn … Nếu nặng, nguy cơ mắc các bệnh hen suyễn, ung thư phổ, bệnh tim mạch, đột biến gen, dị tật và các bệnh nan y rất cao, chúng sẽ phá hoại cơ thể con người, đe dọa đến tính mạng.
Theo ước tính của WHO, vào năm 2016 toàn cầu có khoảng 7 triệu ca tử vong do ảnh hưởng của ô nhiễm không khí. Riêng tại Việt Nam ở cùng thời điểm cũng có tới 60 ca tử vong do đau tim, ung thư phổi, đột quỵ … đây là những con số đáng báo động.
Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến kinh tế xã hội
Ô nhiễm không khí gây hậu quả xấu đến kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, dân tộc trên thế giới bởi vì những hậu quả kéo theo. Ví dụ như chi phí chi cho việc khám chữa bệnh, chi phí xử lý thực trạng môi trường nhiễm bẩn, nguồn thu từ dịch vụ du lịch giảm sút, công trình bị phá hoại do ô nhiễm không khí làm han gỉ kim loại, ăn mòn bê tông, phân hủy chất sơn …
Không chỉ tác động lên mọi lĩnh vực kinh tế mà hậu quả của ô nhiễm môi trường không khí còn ảnh hưởng đến đời sống thường nhật của người dân, an sinh xã hội trở nên rối ren, gây hoang mang lo sợ trong dư luận.
Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến hệ sinh thái
Thêm một tác hại của ô nhiễm môi trường không khí nữa, đó là những ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái. Tức là, không riêng gì con người mà toàn bộ sinh vật sống trên Trái Đất đều bị héo mòn, cạn kiệt, bị chết hoặc bị tuyệt chủng do tiếp xúc trực tiếp với bầu không khí ô nhiễm, hoặc qua nguồn thức ăn.
Không những thế, mức độ ô nhiễm không khí nếu không được kiểm soát, các chất gây ô nhiễm môi trường không khí gia tăng còn phá hủy tầng ozon, tạo ra những cơn mưa axit độc hại, những hiện tượng thời tiết cực đoan như giông bão, lốc xoáy, lũ lụt …
Các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường không khí
Đứng trước những hậu quả khôn lường của ô nhiễm môi trường không khí mang lại, mỗi người dân cần nâng cao ý thức bảo vệ không gian sống hơn nữa. Thế thì đâu là những biện pháp khắc phục và bảo vệ môi trường không khí hiệu quả? Nếu chưa có câu trả lời, quý khách có thể tham khảo những gợi ý sau đây của Thanh Bình.
Cách làm sạch không khí trong phòng
Chúng ta có thể kiểm soát ô nhiễm không khí trong nhà bằng một số cách đơn giản sau đây:
- Thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa, vệ sinh toilet
- Mua các thiết bị lọc không khí chất lượng để xử lý bụi bẩn
- Tiết kiệm điện năng, chỉ chiếu sáng khi cần sử dụng, những nơi cần thiết
- Không hút thuốc lá, thuốc lào trong phòng
- Trồng nhiều cây xanh để tạo bầu không khí trong lành
- Lắp thêm quạt thông gió để xử lý ô nhiễm không khí do mùi
- Sử dụng hệ thống phun sương, cửa sổ lá.
Biện pháp khắc phục ô nhiễm không khí bên ngoài
Đối với ô nhiễm không khí bên ngoài, cách khắc phục ô nhiễm môi trường không khí hiệu quả là nên:
- Nâng cấp đường xá, ưu tiên sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.
- Ô nhiễm không khí và biện pháp khắc phục đơn giản nhất là làm việc gần nhà để có thể đi bộ, hoặc sử dụng các phương tiện ít gây khí thải như xe đạp.
- Tích cực trồng cây xanh đô thị, trồng cây gây rừng để tăng khả năng hấp thụ khí CO2 và các chất khí độc hại.
- Thực hiện biện pháp giảm ô nhiễm không khí bằng cách sử dụng xe phun nước tưới cây, rửa đường mỗi ngày.
Biện pháp bảo vệ môi trường không khí tại vùng nông thôn
Sự hiểu biểu về những tác hại của ô nhiễm môi trường không khí ở vùng nông thôn còn hạn chế, vì thế công tác tuyên truyền giáo dục rất cần thiết. Đồng thời cũng nên áp dụng các biện pháp chống ô nhiễm môi trường không khí như:
- Ứng dụng công nghệ xanh trong trồng trọt và chăn nuôi.
- Hạn chế tối đa việc sử dụng các loại hóa chất như thuốc trừ sâu bệnh, thuốc diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật.
- Không vứt bao bì đựng hóa chất bừa bãi ra môi trường xung quanh, nên thu gom lại để đem đến điểm xử lý chất thải.
- Chăn nuôi khép kín cũng là giải pháp phòng chống ô nhiễm môi trường và xử lý khí thải cho hiệu quả tương đối tốt.
- Xây hầm cầu tự hoại, làm hầm biogas.
Sử dụng máy và App đo mức độ ô nhiễm không khí
Với tình hình ô nhiễm không khí nghiêm trọng như hiện nay để có thể chủ động phòng tránh và có biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường không khí kịp thời quý khách nên sắm cho gia đình một chiếc máy đo mức độ ô nhiễm không khí ví dụ như: Indoor Air Quality, Airvisual Pro, Cosmos …
Mặt khác, quý khách cũng có thể kiểm tra ô nhiễm không khí và xem xếp hạng ô nhiễm không khí toàn cầu bằng cách theo dõi thông tin trên các App đo mức độ ô nhiễm không khí như: AirVisual, Air Matters và App xem độ ô nhiễm không khí Air Quality by Plume Labs.
Quý khách thân mến! Bài viết về chủ đề “Ô Nhiễm Không Khí – Nguyên Nhân Và Biện Pháp Khắc Phục” có đem đến những thông tin hữu ích không? Nếu có bất kỳ phản hồi hoặc đóng góp gì liên quan đến ô nhiễm môi trường không khí, xin vui lòng nhấc máy và gọi ngay đến số HOTLINE : 0975 252 999 nhé!
?
ok
Hay quá, cảm ơn ad
Rất hữu ích
Hữu ích