Trong bài viết này, Thanh Bình sẽ làm rõ chất thải y tế là gì, quy trình thu gom, quản lý 5 loại rác thải y tế phổ nhất hiện nay. Đặc biệt, chúng tôi cũng sẽ bật mí các cách xử lý chất thải an toàn, hiệu quả, đang được các cơ quan chức năng ưu tiên áp dụng để quý khách tham khảo!
Mục Lục
Chất thải y tế là gì?
Dựa vào quyết định 43/2007/QĐ-BYT và thông tư liên tịch 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT, khái niệm chất thải, rác thải y tế là gì được giải thích như sau:
Đó là tất cả những chất thải ở thể rắn, lỏng và khí được thải ra trong quá trình hoạt động của các cơ sở y tế. Nếu xét theo mức độ nguy hiểm sẽ được chia thành hai nhóm chính là chất thải y tế thông thường và chất thải y tế nguy hại.
Tùy thuộc vào từng loại rác thải sẽ được đựng trong vật chứa (túi, thùng …) có mã màu kèm các biểu tượng chất thải y tế khác nhau. Thanh Bình xin đưa ra một số ví dụ để quý khách tham khảo như,
- Vật chứa màu vàng đựng chất thải lây nhiễm có biểu tượng rác thải y tế nguy hại sinh học,
- Vật chứa màu đen đựng chất thải gây độc tế bào có biểu tượng chất gây độc tế bào và dòng chữ “Chất gây độc tế bào”,
- Vật chứa màu trắng đựng rác thải y tế tái chế có biểu tượng tái chế.
Vậy thì, chất thải y tế thông thường là gì? Chất thải y tế nguy hại là gì? Xin mời quý khách cùng theo dõi trong nội dung tiếp theo của bài viết hôm nay.
Chất thải y tế thông thường
Nếu quý khách đang đặt ra nghi vấn chất thải y tế thông thường là gì thì có thể hiểu một cách đơn giản, là những loại rác không chứa các yếu tố lây nhiễm, phóng xạ, dễ cháy – nổ hay các thành phần hóa học nguy hại.
Rác y tế thông thường bao gồm:
- Rác thải phát sinh từ những hoạt động chuyên môn: Chai huyết thanh, bột bó khi gãy xương kín, chai lọ thủy tinh … không dính máu, dịch sinh học, cũng như các chất hóa học nguy hiểm.
- Rác thải sinh hoạt phát sinh từ các buồng bệnh: Rác thải sinh hoạt là gì? thì Thanh Bình đã bật mí trước đó rồi, nhưng lưu ý không bao gồm rác từ những buồng bệnh bị cách ly.
- Rác thải phát sinh từ công việc hành chính: Tài liệu, giấy, báo, thùng các tông, túi đựng phim, túi nilon.
- Rác thải ngoại cảnh: Lá cây và rác phát sinh từ những khu vực ngoại cảnh.
Chất thải y tế nguy hại
Đối với câu hỏi chất thải y tế nguy hại là gì? Dựa theo quyết định 43/2007/QĐ-BYT, là những chất thải y tế mà trong thành phần của nó có chứa các yếu tố nguy hại cho sức khỏe người và môi trường sống, dễ lây nhiễm, dễ cháy – nổ, gây ngộ độc, ăn mòn, phóng xạ hoặc có chứa những đặc tính nguy hại nếu không được tiêu hủy an toàn.
5 loại rác thải y tế phổ biến nhất hiện nay
5 loại là câu trả lời chính xác nhất dành cho câu hỏi chất thải y tế có mấy loại hay có mấy loại rác thải y tế, chất thải y tế bao gồm những loại nào. Cụ thể 5 loại rác thải y tế đó là:
Chất thải lây nhiễm
Đây là một trong 5 nhóm chất thải y tế đầu tiên mà chúng tôi muốn giới thiệu đến quý khách. Nhóm chất thải này bao gồm:
- Chất thải sắc nhọn (loại A): Kim tiêm, lưỡi dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ … tóm lại là những vật sắc nhọn sử dụng trong hoạt động y tế.
- Chất thải không sắc nhọn (loại B): Là những loại rác thải bị dính máu, dịch sinh học của cơ thể, cũng như rác thải phát sinh từ buồng bệnh bị cách ly.
- Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (loại C): Chủ yếu phát sinh trong phòng xét nghiệm, ví dụ như bệnh phẩm và dụng cụ đựng – dính bệnh phẩm.
- Chất thải giải phẫu (loại D): Rau thai, bào thai, các mô, cơ quan, bộ phận trên cơ thể người và xác động vật thí nghiệm.
Chất thải y tế hóa học
Các loại chất thải y tế hóa học cũng được chia thành nhiều nhóm khác nhau, điển hình như:
- Dược phẩm không còn khả năng sử dụng, quá hạn.
- Các loại chất thải có thành phần chứa kim loại nặng như thủy ngân, cadimi, chì.
- Chất hóa học nguy hại thường sử dụng trong y tế như Formaldehyde, hydroquinone, kali hydroxit, glutaraldehyde, Oxite ethylene, methylene chloride, freons, trichloroethylene, enflurane (Ethrane), isoflurane (Forane) …
- Rác thải y tế gây độc tế bào, là những loại vỏ thuốc, vỏ chai, dụng cụ đựng các loại thuốc gây độc tế bào như Asparaginase, Bleomycin, Carboplatin, Carmustine, Cisplatin, Cyclophosphamide, Cytarabine, Dacarbazine, Dactinomycin, Daunorubicin … và dịch tiết từ bệnh nhân điều trị bằng phương pháp hóa trị liệu.
Chất thải phóng xạ
Chất thải phóng xạ cũng là một trong 5 loại rác thải y tế phổ biến nhất hiện nay. Loại chất thải này có thể phát sinh từ các hoạt động chẩn đoán, hóa trị liệu hay các chất thải từ bệnh phẩm. Các loại chất thải y tế phóng xạ được chia thành 3 thể chính:
- Chất thải phóng xạ khí: Khí từ kho chứa đựng chất phóng xạ, dùng trong lâm sàng.
- Chất thải phóng xạ rắn: Giấy thấm, ống tiêm, bơm tiêm …
- Chất thải phóng xạ lỏng: Dạng dung dịch, chất bài tiết.
Các bình chứa áp suất
Tiếp đến là nhóm chất thải y tế bình chứa áp suất, điển hình là bình O2, CO2, bình khí dùng 1 lần, bình khí dung … Những loại bình này dễ gây cháy, nổ nên cần được phân loại và xử lý riêng.
Chất thải y tế thông thường
Loại cuối cùng trong 5 nhóm chất thải y tế phổ biến hiện nay đã được Thanh Bình phân tích ở trên, nếu chưa nắm rõ rác thải y tế thông thường là gì thì quý khách vui lòng đọc lại. Hầu hết các loại rác thải ở nhóm này đều được xếp vào danh sách những loại chất thải tái chế trong y tế.
Quy trình thu gom và quản lý chất thải y tế
Quy trình thu gom rác thải y tế chính là quá trình phân loại, tập hợp, đóng gói và lưu trữ tạm thời tại nguồn (tức là tại địa điểm phát sinh rác trong các cơ sở y tế).
Quản lý chất thải y tế trong bệnh viện ở Việt Nam là việc phân loại, xử lý ban đầu, vận chuyển, lưu trữ, tái chế, tái sử dụng, tiêu hủy chất thải y tế, kiểm tra và giám sát thực hiện.
Mỗi một loại rác thải y tế sẽ mang những đặc tính khác nhau nên quy trình thu gom và quản lý cũng có sự khác biệt. Tuy nhiên nhìn chung, tất cả đều phải bám sát theo thông tư 58 về quản lý, xử lý chất thải, rác thải y tế và quy chế quản lý chất thải y tế 43/2007 của Bộ Y Tế và Bộ Tài Nguyên & Môi Trường. Trong đó có nêu rõ:
- Mục đích của kế hoạch quản lý chất thải y tế.
- Nguyên tắc phân loại và cách thức thu gom từng nhóm rác thải y tế.
- Quy định về túi đựng rác thải y tế (bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa).
- Điều kiện các kho lưu trữ, quản lý chất thải y tế thông thường và nguy hại cần đáp ứng.
Thông tin chi tiết, quý khách vui lòng click vào link bên dưới để xem:
- Thông tư 58 quản lý chất thải y tế
- Quy chế quản lý chất thải y tế 43/2007
Để có cái nhìn tổng quan hơn, quý khách có thể tham khảo quy trình thu gom và quản lý chất thải, rác thải y tế theo mô hình sau đây:
Thực trạng rác thải y tế ở Việt Nam
Thực trạng rác thải y tế ở Việt Nam ngày càng diễn biến phức tạp. Theo các cơ quan chức năng dự kiến, mỗi ngày có đến 120.000 m3 nước thải y tế, 350 – 400 tấn chất thải y tế (trong đó có 42 tấn chất thải y tế nguy hại) được thải ra môi trường.
Thế nhưng, nhiều cơ sở y tế vẫn chưa thực sự quan tâm đến việc xử lý rác thải y tế. Bằng chứng là chỉ có 53.4% trong số 1.263 bệnh viện có công trình xử lý nước thải, 90% bệnh viện thu gom hàng ngày, 67% cơ sở y tế xử lý bằng lò đốt, 32.2 % xử lý rác y tế bằng lò thủ công hoặc công nghệ chôn lấp trong bệnh viện.
Trước tình hình trên nếu không có phương pháp xử lý kịp thời thì sẽ dẫn đến thực trạng rác thải y tế gây ô nhiễm môi trường ở Việt Nam trở nên nghiêm trọng hơn. Từ đó đe dọa sự sống của hệ sinh vật trong môi trường bị ô nhiễm, gia tăng nguy cơ bệnh tật, ảnh hưởng đến an sinh xã hội, thậm chí là tính mạng con người.
Các cách xử lý rác thải y tế an toàn, hiệu quả
Để ngăn chặn những tác động xấu đến môi trường và sức khỏe con người, chúng ra cần lập ra những kế hoạch xử lý chất thải y tế chi tiết với các cách xử lý an toàn, hiệu quả. Vậy đó là những cách gì? Dưới đây chính là một số gợi ý của Thanh Bình:
Xử lý rác thải y tế bằng cách khử khuẩn với hóa chất
Quy trình xử lý rác thải y tế bằng việc sử dụng hóa chất để khử khuẩn đem lại hiệu quả vô cùng khả quan, áp dụng riêng cho nhóm chất thải ở bệnh viện có nguy cơ lây nhiễm cao.
Theo đó, chất thải lây nhiễm sẽ được ngâm cùng các dung dịch javen 1-2%, Cloramin B 1-2% trong thời tối thiểu là 30 phút. Bên cạnh đó, quý khách cũng có thể ngâm rác y tế lây nhiễm với các hóa chất khử khuẩn chuyên biệt theo hướng dẫn của nhà sản xuất và Bộ Y Tế.
Sử dụng lò đốt rác thải y tế đạt chuẩn
Phương pháp đốt được xem là một trong những phương pháp xử lý chất thải y tế được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, áp dụng cho tất cả các loại chất thải có khả năng bắt cháy ở cả thể rắn, lỏng, khí.
Hiện nay, lò đốt rác thải y tế ở Việt Nam có 6 loại chính, gồm: Lò đốt rác thải y tế thùng quay, lò đốt hơi, lò đốt xi măng, lò đốt tầng sôi, lò đốt gi/vỉ cố định, lò đốt chất lỏng.
>>> Xem thêm: Lò đốt rác thải – Cấu tạo, nguyên lý và bản vẽ CAD chi tiết nhất
Mỗi một loại lò đốt rác thải y tế lại mang những đặc trưng khác nhau nên sẽ được triển khai theo quy trình xử lý chất thải y tế khác biệt. Thế nhưng, nguyên lý chung của các loại lò đốt là dùng nhiệt độ cao để phá vỡ cấu trúc và độc tính của chất thải, biến nó trở thành tro than, sau đó đem đi chôn lấp hoặc sử dụng cho mục đích khác (nếu có thể).
Xử lý chất thải y tế nguy hại bằng hơi nóng
Thêm một cách xử lý rác thải y tế nguy hại với đặc tính lây nhiễm nữa, đó là sử dụng hơi nóng để khử khuẩn. Quy trình xử lý rác thải y tế lây nhiễm là phân loại, sau đó đưa chất thải vào trong máy khử khuẩn bằng hơi nóng để loại bỏ các yếu tố gây hại.
Đồng thời, quý khách có thể đun sôi chất thải lây nhiễm liên tục với thời gian tối thiểu là 15 phút cũng đem lại hiệu quả tương tự so với việc dùng máy khử khuẩn với hơi nóng.
Cách xử lý chất thải y tế ở Việt Nam bằng chôn lấp hợp vệ sinh
Quy trình xử lý chất thải y tế bằng cách chôn lấp được áp dụng tạm thời đối với các cơ sở y tế ở những vùng miền chưa có cơ sở xử lý chất thải nguy hại đạt tiêu chuẩn.
Đối với rác y tế thông thường, chúng ta chỉ cần phân loại và chôn tại những bãi chôn lấp tập trung theo quy định của địa phương. Đối với chất thải nguy hại thì cần phải trơ hóa trước khi chôn lấp để cố định các chất độc hại có trong chất thải rồi mới đem đi chôn lấp tại bãi chôn chất thải nguy hại.
Tiêu chuẩn chung của hố chôn lấp là phải có hàng rào vây quanh, cách xa các nguồn nước mặt, nằm xa khu vực dân cư tối thiểu 100m, đáy hố chôn cách mức nước bề mặt tối thiểu là 1.4m, có miệng hố được che đậy cẩn thận và cao hơn lớp đất mặt xung quanh để tránh nước mưa. Chất thải y tế thông thường và rác thải y tế nguy hại không nên chôn chung.
Xử lý rác thải y tế bằng cách tái chế, tái sử dụng
Những loại rác y tế thông thường, không chứa các yếu tố lây nhiễm, không gây độc tế bào, không ảnh hưởng đến sức khỏe và còn khả năng sử dụng đều được tái chế để tạo ra những sản phẩm, món đồ mới có ích cho nhân loại.
Một số chất thải được phép thu gom phục vụ mục đích tái chế bao gồm: Nhựa (chai nhựa đựng NaCl 0,9%, glucose, cao phân tử, dịch lọc thận, natri bicarbonat, ringer lactat …), thủy tinh, giấy, kim loại. Lưu ý, chất thải được phép tái chế chỉ cung cấp cho các tổ chức tái chất thải có giấy phép hoạt động.
Mong rằng, bài viết “Rác thải y tế là gì? Quy trình xử lý rác thải y tế an toàn nhất” đã đem đến những thông tin hữu ích cho quý khách. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến chủ đề này, xin vui lòng liên hệ qua số HOTLINE : 0975 252 999 để nhận tư vấn miễn phí từ công ty Hút Bể Phốt Thanh Bình!