Thiết kế bể tự hoại 3 ngăn theo tiêu chuẩn TCVN 10334:2014

Nắm vững các tiêu chuẩn thiết kế bể tự hoại 3 ngăn được ban hành trong văn bản pháp luật TCVN 10334:2014 sẽ giúp quý khách xây dựng công trình nhà vệ sinh khoa học hơn, đáp ứng được công năng, tiết kiệm chi phí cũng như đảm bảo sự vận hành tốt nhất và góp phần bảo vệ môi trường.

Vậy những tiêu chuẩn thiết kế bể tự hoại, bể phốt 3 ngăn đó là gì? Nội dung trong bài viết sau đây Thanh Bình sẽ đưa ra những thông số cụ thể, áp dụng cho cả thiết kế bể phốt gia đình, nhà dân cho đến thiết kế bể phốt tầng hầm chung cư, các tòa cao ốc. Xin mời quý khách cùng tham khảo!

Một số nguyên tắc thiết kế bể phốt cần biết

Nguyên lý thiết kế bể phốt chung

Đối với bể tự hoại, nguyên tắc đầu tiên khi thiết kế là phải đáp ứng được nhu cầu sử dụng. Muốn làm được điều này, quý khách cần phải dựa vào số lượng người để xác định kích thước chuẩn, tránh trường hợp bể phốt liên tục bị quá tải.

Lưu ý khi thiết kế bể phốt tiếp theo là phải phù hợp với địa hình thực tế. Nếu địa hình đất có nhiều nước, dễ bị lún thì cần phải làm lưới thép bảo vệ, có thể trải thêm một lớp túi nilon trước khi đổ nền. Đồng thời, phải đảm bảo độ bền và các tiêu chuẩn thiết kế bể tự hoại, Thanh Bình sẽ nêu rõ ở phần bên dưới.

Một số nguyên tắc thiết kế bể phốt cần biết
Một số nguyên tắc thiết kế bể phốt cần biết

Nguyên tắc khi thiết kế bể phốt gia đình, nhà dân

Ngoài những nguyên tắc thiết kế hầm cầu tự hoại chung, khi thiết kế bể phốt cho gia đình, nhà dân thì quý khách cũng cần lưu ý đến vấn đề phong thủy. Bởi vì, điều này có thể sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến vận khí của ngôi nhà.

Tốt nhất, quý khách không nên xây bể phốt dưới phòng ăn, phòng bếp, phòng ngủ để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tinh thần. Khu vực bên dưới phòng khách, phòng thờ cũng đặc biệt tối kỵ. Sắp tới Thanh Bình sẽ có một bài chia sẻ chi tiết hơn về vấn đề này để quý khách hiểu rõ.

Nguyên tắc khi thiết kế bể phốt tầng hầm chung cư, khách sạn, nhà hàng, …

Cách thiết kế bể phốt tự hoại cho tầng hầm chung cư, khách sạn, nhà hàng … là thiết kế dành cho rất nhiều người sử dụng. Do đó, quý khách phải đặc biệt chú ý đến thể tích bể sao cho đủ lớn để đảm bảo sự vận hành suôn sẻ, cũng như phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn kỹ thuật, tránh sự cố xảy ra trong quá trình thi công, sử dụng.

Tiêu chuẩn thiết kế bể tự hoại 3 ngăn

Ở bài viết trước đó, Thanh Bình đã có dịp chia sẻ về sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hầm tự hoại 2 ngăn. Trong nội dung bài viết hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục cùng đi tìm hiểu các tiêu chuẩn thiết kế bể tự hoại 3 ngăn theo quy định ban hành trong văn bản TCVN 10334:2014 của nhà nước nhằm đảm bảo sự vận hành tốt nhất cho công trình và không ảnh hưởng xấu đến môi trường sống nhé!

>>> Tải về file PDF văn bản TCVN 10334:2014 TẠI ĐÂY

Tiêu chuẩn thiết kế bể tự hoại 3 ngăn
Tiêu chuẩn thiết kế bể tự hoại 3 ngăn

Tiêu chuẩn về cách tính tổng dung tích khi thiết kế bể tự hoại

Theo tiêu chuẩn TCVN 10334:2014, khi thiết kế bể phốt nhà vệ sinh nói chung, thiết kế hầm tự hoại 3 ngăn nói riêng sẽ được tính như sau:

V = Vư + Vk

Trong đó:

  • Vư là tổng dung tích ướt của bể tự hoại
  • Vk là dung tính phần lưu bể tự hoại.

Tiêu chuẩn tổng dung tích ướt của bể tự hoại 3 ngăn

Dung tích lắng được xác định theo lượng nước thải chảy vào bể chứa, loại nước thải và thời gian lưu nước thải. Muốn thiết kế bể phốt tiêu chuẩn 3 ngăn, khi tính toán dung tích lắng quý khách cần áp dụng công thức:

Vư = Vb + Vt + Vn+Vv

Trong đó:

  • Vùng chứa cặn tươi chưa phân hủy (Vb)
  • Vùng tích lũy bùn cặn sau khi phân hủy (Vt)
  • Vùng lắng, còn gọi là vùng tách cặn thừa (Vn)
  • Vùng tích lũy váng trong bể tự hoại (Vv).

Một thiết kế bể phốt 3 ngăn tiêu chuẩn, dung tích ướt của bể chứa đảm nhận vai trò xử lý cả nước thải đen và nước thải xám phải đạt tối thiểu 3.3 (m3). Nếu chỉ xử lý nước thải đen thì dung tích tối thiểu phải đạt 1.5 (m3). Tuy nhiên, quý khách cũng có thể xây bể lớn hơn để kéo dài thời gian giữa 2 lần hút cặn. Hiện nay các bể phốt tại Hà Nội đa phần đều có có dung tích trung bình là 5.4 (m3).

Tiêu chuẩn dung tích vùng phân hủy cặn tươi trong thiết kế bể tự hoại 3 ngăn

Công thức tính dung tích vùng phân hủy cặn tươi chưa trải qua quá trình phân hủy:

Vb = 0,5.N.tb/1000

Đối với thời gian phân hủy cặn tươi theo nhiệt độ, quý khách có thể dựa trên số các thông số theo quy chuẩn dưới đây:

Tiêu chuẩn dung tích vùng phân hủy cặn tươi trong thiết kế bể tự hoại 3 ngăn
Tiêu chuẩn dung tích vùng phân hủy cặn tươi trong thiết kế bể tự hoại 3 ngăn

Tiêu chuẩn dung tích vùng chứa bùn cặn sau phân hủy

Các chất thải sau khi vào bể phốt và đã trải qua quá trình phân hủy sẽ chuyển hóa thành bùn cặn, nghĩa là vùng chứa bùn cặn là vùng chứa chất thải đã phân hủy và lắng xuống đáy bể. Công thức tính như sau:

Vt = r.N.T/1000

Trong đó:

  • r: Là lượng cặn đã phân hủy của 1 người/năm. Nếu thiết kế hầm tự hoại chỉ chứa nước thải đen từ nhà vệ sinh: r = 30. Nếu vừa xử lý nước thải đen và xử lý nước thải xám: r = 40.
  • T: Là thời gian tính giữa 2 lần hút cặn trong bể phốt.

Tiêu chuẩn dung tích vùng lắng (vùng tách cặn thừa)

Đối với tiêu chuẩn thiết kế bể tự hoại 3 ngăn, dung tích vùng lắng sẽ được tính theo công thức:

Vn = Q.tn = N.qo.tn /1000

Trong đó:

  • N: Tức là số người sẽ sử dụng bể phốt
  • qo: Tức là tiêu chuẩn của nước thải.

Tiêu chuẩn thiết kế bể tự hoại 3 ngăn với dung tích vùng tích lũy váng

Thông thường, tiêu chuẩn về dung tích vùng tích lũy váng trong thiết kế bể phốt tự hoại 3 ngăn sẽ được tính bằng 0.4 – 0.6 (Vt). Bên cạnh đó, quý khách cũng có thể lấy chiều cao của lớp váng bằng 0.2 – 0.3 (m). Ngoài ra, dung tích vùng tích lũy váng (Vn) có thể tăng thêm 50% nếu hầm cầu tự hoại phải nhận cả nước thải từ khu vực nhà bếp, chậu rửa.

Tiêu chuẩn dung tích phần lưu không trên mặt nước (Vk)

Dung tích phần lưu của thiết kế bể phốt nhà vệ sinh sẽ được tính từ vùng mặt nước lên đến tấm đan nắp bể của công trình tự hoại này. Theo tiêu chuẩn TCVN 10334:2014, dung tích phần lưu sẽ được tính bằng 20% so với dung tích ướt (Vư), hoặc tính theo cấu tạo của bể chứa. Cần lưu ý, chiều cao phần lưu phải ≥ 0.2 (m), thông giữa ngăn chứa – ngăn lắng – ngăn lọc.

Thời gian lưu nước tiểu tối thiểu trong thiết kế bể phốt 3 ngăn

Chất lượng của quá trình lắng cặn, cũng như sự vận hành của bể phốt sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ thời gian lưu tiểu tối thiểu trong bể chứa. Đây cũng là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá thiết kế bể phốt tiêu chuẩn hay không. Quý khách nên tuân thủ theo các thông số dưới đây:

Thời gian lưu nước tiểu tối thiểu trong thiết kế bể phốt 3 ngăn
Thời gian lưu nước tiểu tối thiểu trong thiết kế bể phốt 3 ngăn

Tiêu chuẩn chiều sâu của lớp nước khi thiết kế bể phốt

Khi thiết kế hầm tự hoại, tiêu chuẩn chiều sâu của lớp nước cần phải có kích thước tối thiểu là 1.2 (m). Bời có như vậy mới đảm bảo quá trình tách cặn, lắng cặn trong bể được diễn ra thuận lợi.

Trong đó, quý khách có thể thiết kế chiều sâu của ngăn chứa lớn hơn so với ngăn lắng với mục đích tăng khả năng lưu trữ phân thải. Ngoài ra, để quá trình thi công thuận lợi, đường kính bể nên ≥ 0.7m.

Tiêu chuẩn kích thước của thiết kế bể tự hoại 3 ngăn

Nhắc đến các tiêu chuẩn thiết kế bể tự hoại nói chung, tiêu chuẩn thiết kế bể tự hoại 3 ngăn nói riêng mà không chỉ ra cách tính kích thước của công trình này thì quả thật rất thiếu sót. Cụ thể, nếu tiêu chuẩn nước thải/ngày là 150 (lít), nhiệt độ Trung bình là 20 độ C, chu kỳ hút cặn là 3 năm/lần thì:

Kích thước tối thiểu của bể tự hoại xử lý nước thải đen và nước thải xám sẽ được tính theo bảng sau:

Kích thước tối thiểu của bể tự hoại xử lý nước thải đen

Kích thước tối thiểu của bể tự hoại chỉ xử lý nước thải đen lại áp dụng các thông số trong bảng dưới đây:

Kích thước tối thiểu của bể tự hoại chỉ xử lý nước thải đen

Tiêu chuẩn ống thông hơi của thiết kế bể tự hoại 3 ngăn

Ống thông hơi là một bộ phần giữ vai trò vô cùng quan trọng trong các công trình tự hoại, vừa có tác dụng giảm thiểu mùi hôi, vừa có chức năng phân tán các luồng khí bên trong hầm cầu để giảm áp lực không khí, tránh tình trạng nứt vỡ công trình.

Nhằm giúp quá trình thoát khí diễn ra thuận lợi, ống thông hơi phải có đường kính không nhỏ hơn 60mm. Đồng thời được đặt cao hơn mái nhà ít nhất 0.7m. Bài viết trước đó Thanh Bình đã hướng dẫn chi tiết cách đặt ống thông hơi cho bể phốt hầm cầu, quý khách vui lòng xem thông tin TẠI ĐÂY.

Công thức tính toán thiết kế bể phốt 3 ngăn

Hầu như các loại bể tự hoại hiện nay sẽ bao gồm hai phần chính, gồm phần chứa cặn và phần lắng. Dưới đây là công thức tính toán khi thiết kế hầm cầu:

W = W1+ W2

Trong đó:

W1: Là thể tích phần lắng của bể tự hoại (m3)

W1=a.N.T1/1000

  • a: Tiêu chuẩn nước thải của 1 người/24h
  • N: Số người sử dụng hố xí hầm cầu
  • T1: Thời gian nước thải lưu lại trong bể

W2: Là thể tích phần chứa và lên men cặn (m3)

Ngoài ra, quý khách cũng có thể áp dụng tiêu chuẩn tính toán thiết kế bể tự hoại 3 ngăn dựa trên Quy chuẩn cấp thoát nước cho nhà ở và công trình sau đây:

Công thức tính toán thiết kế bể phốt 3 ngăn
Công thức tính toán thiết kế bể phốt 3 ngăn

Trên đây là những nguyên tắc cơ bản và các tiêu chuẩn thiết kế bể tự hoại 3 ngăn dựa trên văn bản TCVN 10334:2014 do nhà nước ban hành. Nếu quý khách muốn được tư vấn thêm về vấn đề này, hoặc đang có nhu cầu tìm dịch vụ hút cặn thải trong bể phốt định kỳ thì có thể liên hệ ngay với Thanh Bình qua số HOTLINE : 0975 252 999 tư vấn miễn phí 24/7 nhé!

Viết một bình luận

error: Content is protected !!
Call Now Button